QLMT - Ngày 19/12/2022, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN và MT) của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt” đối với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) Trần Hồng Hà.
QLMT - Bộ Tài chính kiến nghị 4 mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu áp dụng trong năm 2023 theo diễn biến giá dầu thô.
Việc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia mới ban hành về chất lượng không khí trong nhà được kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện chất lượng không khí trong nhà - một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá định lượng công trình xanh ở Việt Nam.
QLMT - Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có báo cáo Đề án thành lập Hội đồng EPR quốc gia và Văn phòng Hội đồng EPR quốc gia.
QLMT - Nghị định 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ "Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường" sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/8/2022.
Tham gia ý kiến về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, ĐBQH cho rằng, tác động của BĐKH tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển KT-XH và đời sống của người dân. Do đó, cử tri kiến nghị trong dài hạn Quốc hội và Chính phủ cần xem xét xây dựng chương trình mang tầm quốc gia để huy động nguồn lực xã hội đầu tư cho ứng phó với BĐKH. Đồng thời có chính sách hỗ trợ các địa phương phát triển rừng và năng lượng tái tạo.
Sáng 28/10, tại Phiên thảo luận về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã giải trình, làm rõ một số vấn đề mà các ĐBQH và cử tri quan tâm trong lĩnh vực tài nguyên môi trường.
Một trong những điều kiện quan trọng nhất để xe điện có thể hoạt động hiệu quả là phải có một hệ thống trạm sạc đồng bộ với mật độ dày đặc. Và muốn hình thành được hạ tầng trạm sạc như vậy, việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trở thành vấn đề tiên quyết.
Từ năm 2023, Liên minh châu Âu (EU) sẽ thí điểm áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), trong khi Hoa Kỳ cũng dự kiến áp dụng Cơ chế này từ năm 2024. Cụ thể, hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường này sẽ bị áp thuế carbon dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.
Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã đẩy mạnh chính sách mở cửa, khuyến khích đầu tư phát triển để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hàng năm, có nhiều dự án đầu tư thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nếu không được đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát hiệu quả thì sẽ là những nguy cơ rất lớn đến môi trường.
QLMT - Chiều 07/10, tại TP.HCM, Bộ TN&MT đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) khu vực phía Nam. Ông Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ TN&MT và bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chủ trì Hội thảo.
QLMT - Ngày 6/10, trang thông tin chính thức của Tổng Cục môi trường đã đăng thông tin lấy ý kiến hồ sơ Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn.
Chính phủ Việt Nam đang tập trung ưu tiên cho lĩnh vực thoát nước, xử lý nước thải và chống ngập đô thị thông qua việc thiết lập khung pháp lý, các tiêu chuẩn kỹ thuật và định hướng quốc gia.
QLMT - Ngày 28/5/2022 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý Khu công nghiệp và khu kinh tế.
Hồ Tây ở Hằng Châu đã trở thành Di sản văn hóa thế giới, đại chúng cùng được thụ hưởng, trong khi Hồ Tây ở Hà Nội có nguy cơ thành “vùng bất động sản khủng của các doanh nghiệp”.
QLMT - Trong những năm trở lại đây, đa dạng loài ở Việt Nam đã suy giảm với tốc độ chóng mặt do nạn săn bắt và buôn bán trái phép. Số lượng nhiều loài động vật hoang dã (ĐVHD) đang ở mức báo động, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao. Vì vậy cần kịp thời hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến ĐVHD.
Đồng Nai là một trong những địa phương phát sinh chất thải sinh hoạt lớn của cả nước với 1,8 nghìn tấn rác mỗi ngày, mỗi năm tăng 5%. Tuy nhiên mức phí thu gom và xử lý rác qua nhiều năm vẫn không thay đổi, đòi hỏi phải có điều chỉnh cho phù hợp, để khuyến khích các cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải tái đầu tư phương tiện.
Những nguy cơ và thách thức mà công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay đang phải đối mặt, đòi hỏi cần phải có sự quyết tâm, nỗ lực cao hơn nữa của cả hệ thống chính trị, sự tham gia và vào cuộc có trách nhiệm của người dân.
Trong quá trình chuyển dịch năng lượng, Việt Nam có tiềm năng to lớn trong việc áp dụng những công nghệ kỹ thuật số tiên tiến để cải thiện hiệu suất, phát triển lưới điện thông minh và giảm chi phí.
Tình thế cấp bách của đại dịch thường buộc các nhà quản lý phải đưa ra các quyết sách chống dịch khẩn cấp trong khi việc xây dựng các quyết sách này dựa trên bằng chứng khoa học và cân nhắc về tác động kinh tế, xã hội… Vậy có cách nào để chúng ta giữ được sự cân bằng trong phản hồi các đại dịch tương lai?
Ngoài chức năng cảnh quan, việc phát triển không gian xanh trong các đô thị ở Việt Nam còn là một giải pháp quan trọng để ứng phó trước tình trạng ô nhiễm không khí đang gia tăng và biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt.
Theo Chiến lược quốc gia về Ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2050 vừa được phê duyệt, Việt Nam đặt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Ngày 25-7, Ngân hàng Thế giới công bố 2 báo cáo mới về ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam.