Sẽ thành lập Hội đồng EPR quốc gia

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/11/2022 | 2:43:12 PM

QLMT - Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có báo cáo Đề án thành lập Hội đồng EPR quốc gia và Văn phòng Hội đồng EPR quốc gia.

 Hội đồng EPR quốc gia được thành lập theo đúng quy định tại Điều 88, Nghị định 08/2022/NĐ-CP
Ảnh minh hoạ. ITN

Theo Tổng cục Môi trường, Hội đồng EPR quốc gia được thành lập theo đúng quy định tại Điều 88, Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Hội đồng có nhiệm vụ tư vấn, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý, giám sát, hỗ trợ việc thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì, thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu; tổ chức xây dựng tiêu chí ưu tiên, mức hỗ trợ tài chính cho các hoạt động, sản phẩm tái chế và hoạt động xử lý chất thải và đề xuất Bộ trưởng xem xét để công bố công khai theo quy định.

Đồng thời, Hội đồng cũng có nhiệm vụ thẩm định, biểu quyết thông qua các đề nghị hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì, phục vụ hoạt động xử lý chất thải của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, phê duyệt; thông qua và trình Bộ trưởng ban hành quy chế quản lý và sử dụng tiền đóng góp tài chính vào Quỹ bảo vệ môi trường để hỗ trợ xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu; tổ chức xây dựng kế hoạch và báo cáo hoạt động hàng năm của Hội đồng.

Văn phòng Hội đồng EPR quốc gia là cơ quan giúp việc cho Hội đồng EPR quốc gia và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc tổ chức quản lý, giám sát và hỗ trợ việc thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu.

Văn phòng Hội đồng EPR quốc gia có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất Hội đồng tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, giúp Bộ trưởng quản lý, giám sát, hỗ trợ việc thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì, thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu. Chủ trì xây dựng tiêu chí, ưu tiên, mức hỗ trợ tài chính cho các hoạt động, sản phẩm tái chế và hoạt động xử lý chất thải trình Hội đồng để xem xét, đề xuất Bộ trưởng xem xét, công bố công khai theo quy định. Hướng dẫn, rà soát, tổng hợp các đề nghị hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì, phục vụ hoạt động xử lý chất thải của cơ quan, tổ chức để trình Hội đồng thẩm định, biểu quyết thông qua trước khi trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, phê duyệt.

Ngày 9/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì cuộc họp đại diện các đơn vị liên quan nhằm trao đổi, góp ý cho Tổng cục Môi trường để chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện hồ sơ đề án trên.

Tú Anh

Tags Hội đồng EPR quốc gia đề án thành lập Tổng Cục môi trường

Các tin khác

Đến nay, Việt Nam còn thiếu các sản phẩm tài chính xanh đặc thù và cụ thể. Hơn nữa, hành lang pháp lý đã khá hoàn thiện song về tổng thể lại thiếu nhất quán, như phân loại xanh và xác nhận dự án xanh…

LTS: Tại hội thảo khoa học chủ đề “Nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM, Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TP.HCM phối hợp tổ chức, một số nhà khoa học đã đề xuất xây thêm 2 hồ chứa trên địa bàn khu vực.

LTS: Tại hội thảo khoa học chủ đề “Nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM, Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TP.HCM phối hợp tổ chức, một số nhà khoa học đã đề xuất xây thêm 2 hồ chứa trên địa bàn khu vực.

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14064 về Hệ thống quản lý xác minh và tính toán khí nhà kính là yêu cầu tất yếu từ thực tiễn. ISO 14064 đưa ra các hướng dẫn và yêu cầu rõ ràng về định lượng và xác minh lượng phát thải trong kiểm kê khí nhà kính với 3 tiêu chuẩn con: ISO 14064-1, 14064-2, 14064-3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục