Thực trạng và giải pháp thu gom, xử lý rác thải của F0 điều trị tại nhà

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/12/2021 | 3:01:00 PM

QLMT - Sáng ngày 7/12, Hiệp hội Môi trường Đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam phối hợp cùng Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức Toạ đàm “Thực trạng và giải pháp thu gom, xử lý rác thải của F0 điều trị tại nhà”.

Video: VNEWS

Thực trạng và giải pháp thu gom rác thải của người bệnh F0 điều trị tại nhà - Ảnh 1
Toàn cảnh buổi Toạ đàm.

Tham dự toạ đàm có lãnh đạo Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học, các cán bộ quản lý và một số cơ quan báo chí trung ương và địa phương; đại diện lãnh đạo các công ty thu gom, vận chuyển xử lý rác tại các thành phố gồm: Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ, Bắc Ninh và PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Viện trưởng Viện Sức khoẻ Quang Trung – Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế, Bộ Y tế.

Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, một số nước xuất hiện biến chủng mới Omicron, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 1677/CĐ-TTg ngày 4/12/2021 gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo công tác phòng, chống dịch.

Thực trạng và giải pháp thu gom rác thải của người bệnh F0 điều trị tại nhà - Ảnh 2
Toạ đàm nhằm nêu lên thực trạng việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải của F0 điều trị tại nhà

Sau gần hai tháng thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", tình hình dịch bệnh COVID-19 cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, dịch vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, một số nước đã xuất hiện biến chủng mới Omicron. Để tiếp tục vừa kiểm soát, phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cấp, thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; chủ động đánh giá mức độ nguy cơ sát thực tế để kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, không gây ách tắc, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Tổ chức Y tế thế giới, các nhà khoa học và các quốc gia nhận định dịch Covid-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trước năm 2023; có thể xuất hiện các chủng vi-rút mới nguy hiểm hơn làm cho dịch diễn biến phức tạp khó lường. Tuy nhiên, việc bao phủ vắc-xin, có thuốc điều trị giúp giảm số ca nặng, tử vong và giảm tỷ lệ mắc. Do vậy, đã có nhiều quốc gia thay đổi chiến lược ứng phó dịch bệnh từ cố gắng dập tắt dứt điểm sang sống chung an toàn với dịch bệnh.

Một trong những giải pháp đó là điều trị người nhiễm Covid-19 (người bệnh F0) tại gia đình. Người bệnh F0 được điều trị tại nhà là người nhiễm COVID-19 (được khẳng định dương tính bằng xét nghiệm RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên không có triệu chứng lâm sàng, hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi. Tuy vậy nhiều vấn đề phát sinh cần được giải quyết, trong đó có việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải của người bệnh F0 điều trị tại nhà. Để làm rõ vấn đề này, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức Toạ đàm với chủ đề "Thực trạng và giải pháp thu gom rác thải của F0 điều trị tại nhà”.

Mục đích của toạ đàm nhằm nêu lên thực trạng việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải của F0 điều trị tại nhà; những khó khăn, vướng mắc của các địa phương; một số kiến nghị để thực hiện tốt công tác nói trên.

Thực trạng và giải pháp thu gom rác thải của người bệnh F0 điều trị tại nhà - Ảnh 3
PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Viện trưởng Viện Sức khoẻ Quang Trung, Nguyên Cục trưởng Cục quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế phát biểu tại Toạ đàm

Số lượng F0 điều trị tại nhà nằm rải rác trên từng địa bàn dẫn đến khó khăn trong công tác thu gom, vận chuyển; thời gian thu gom kéo dài, chi phí vận chuyển tăng cao; xe thu gom không thể di chuyển thu gom tại các hộ gia đình nằm trong ngõ nhỏ; khó khăn về lực lượng thu gom rác thải từ hộ gia đình đến điểm tập kết (gồm: năng lực thực hiện, số lượng người thực hiện, chế độ cho người thực hiện, kiểm soát việc thực hiện).

Chẳng hạn, tại Thành phố Cần Thơ, đơn giá thu gom vận chuyển đã được cơ quan thẩm quyền ban hành từ năm 2017, đơn giá thu phí vệ sinh từ năm 2016, trong điều kiện đấu thầu có giảm giá không thể bù đắp đủ chi phí trong công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh COVID-19 phát sinh như hiện nay.

Thực trạng và giải pháp thu gom rác thải của người bệnh F0 điều trị tại nhà - Ảnh 4
Ông Phạm Văn Đức - Phó Tổng Giám đốc Urenco phát biểu tại Toạ đàm

Từ thực tế thu gom rác thải của F0 tại nhà, đại diện lãnh đạo của các Công ty môi trường đô thị kiến nghị: Thành lập một tổ công tác chuyên thu gom rác thải y tế lây nhiễm (F0 tại nhà) với phương tiện chuyên dụng riêng cho công tác này, phối hợp với chính quyền địa phương nắm danh sách, địa chỉ của các F0, dấu hiệu cảnh báo của loại rác và bố trí nhân công thu gom theo quy trình, thời gian, tần suất quy định của từng địa bàn quận, huyện. Sở Y tế phối hợp chính quyền địa phương cần nâng cao vao trò của tổ COVID-19 tại từng địa phương. Hướng dẫn, tập huấn cho người (tổ COVID-19 địa phương) thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải từ phòng điều trị, cách ly F0 đảm bảo không phát sinh trường hợp lây nhiễm chéo mầm bệnh từ nguồn rác thải. Đồng thời phải ban hành quy định về chế độ, chính sách cho những người tham gia thực hiện.


Đại diện các công ty môi trường ở các địa phương và đại biểu tham dự Toạ đàm trực tuyến.

Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin chi tiết các ý kiến, đề xuất của các chuyên gia tại buổi tọa đàm ở các bài tiếp theo.

Lam Vy

Tags Toạ đàm xử lý rác thải của F0 rác thải của F0 F0 F0 điều trị tại nhà

Các tin khác

Đến nay, Việt Nam còn thiếu các sản phẩm tài chính xanh đặc thù và cụ thể. Hơn nữa, hành lang pháp lý đã khá hoàn thiện song về tổng thể lại thiếu nhất quán, như phân loại xanh và xác nhận dự án xanh…

LTS: Tại hội thảo khoa học chủ đề “Nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM, Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TP.HCM phối hợp tổ chức, một số nhà khoa học đã đề xuất xây thêm 2 hồ chứa trên địa bàn khu vực.

LTS: Tại hội thảo khoa học chủ đề “Nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM, Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TP.HCM phối hợp tổ chức, một số nhà khoa học đã đề xuất xây thêm 2 hồ chứa trên địa bàn khu vực.

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14064 về Hệ thống quản lý xác minh và tính toán khí nhà kính là yêu cầu tất yếu từ thực tiễn. ISO 14064 đưa ra các hướng dẫn và yêu cầu rõ ràng về định lượng và xác minh lượng phát thải trong kiểm kê khí nhà kính với 3 tiêu chuẩn con: ISO 14064-1, 14064-2, 14064-3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục