Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/10/2022 | 4:24:30 PM

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện nay, chưa có văn bản quy phạm quy định hướng dẫn quy trình thực hiện và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc lập và phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn khu vực nông thôn. Do vậy, thực tiễn công tác cấp nước sạch nông thôn vẫn thiếu hành lang pháp lý cho việc triển khai thực hiện. Nhiều địa phương phải vận dụng theo quy định tại Thông tư hướng dẫn thực hiện cấp nước an toàn khu vực đô thị do Bộ Xây dựng ban hành (Thông tư 08/TT-BXD ngày 21/11/2012).

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn
Ảnh minh hoạ. ITN

Theo đó, đơn vị thẩm định trình là Sở Xây dựng và quy chuẩn, tiêu chuẩn, các bước thực hiện cấp nước an toàn đều theo quy mô công trình cấp nước đô thị nên các công trình cấp nước nông thôn rất khó đáp ứng yêu cầu kế hoạch cấp nước an toàn.

Nguồn nước phục vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn chưa được đảm bảo. Do tác động của biến đổi khí hậu và sự phát triển của kinh tế xã hội, nguồn nước dưới đất ngày càng khan hiếm, nguồn nước mặt có nguy cơ ô nhiễm cao, chất lượng nước không ổn định trong khi các công trình cấp nước sạch nông thôn chủ yếu là công trình có quy mô công suất vừa và nhỏ, năng lực khai thác thấp nên có nguy cơ mất an toàn cấp nước, không đảm bảo chất lượng, số lượng nước cấp.

Việc thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn chưa thực sự hiệu quả do chưa được quan tâm đúng mức, thiếu bố trí kinh phí thực hiện. Nhiều công trình đã xây dựng được hơn 10 năm, công nghệ xử lý chưa đáp ứng yêu cầu cấp nước an toàn, đặc biệt trang thiết bị chưa đáp ứng thực hiện cấp nước an toàn. Chưa có quy định và biểu mẫu hướng dẫn kiểm tra, giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch cấp nước cho các cơ quan chuyên môn.

Đối với công trình cấp nước hộ gia đình: Tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng công trình cấp nước hộ gia đình cao (56%). Tuy nhiên, chất lượng nước hộ gia đình chưa được kiểm soát, chỉ có khoảng 10% là đạt quy chuẩn. Mặt khác, các hình thức xử lý và trữ nước của các hộ gia đình rất đa dạng, chưa tuân theo quy chuẩn.

Để khắc phục các khó khăn, vướng mắc đang xảy ra trong thực tiễn triển khai thực hiện cấp nước an toàn khu vực nông thôn, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này, việc xây dựng "Thông tư hướng dẫn bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn" là rất cần thiết.

Theo Minh Hiển/Báo Chính phủ

Tags hành lang pháp lý bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn

Các tin khác

Theo các chuyên gia, ngoài việc hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế thì việc các dự án phát triển hạ tầng giao thông, thậm chí là dự án thoát nước chậm triển khai cũng là nguyên nhân khiến công tác tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng gặp nhiều khó khăn.

Liên quan đến việc xây đập dâng trên sông Hồng, đại biểu Quốc hội Phạm Quang Huân cho biết khi làm đập dâng trên sông Hồng sẽ thay đổi dòng chảy, từ đó làm ảnh hưởng tới sinh thái phía hạ lưu, nguy cơ nước mặn sẽ xâm nhập trở lại. Vì vậy, cơ quan chuyên môn cần phải nghiên cứu, đánh giá để tìm ra phương án tối ưu...

Tiếp theo bài viết 'Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8' đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

Đi kèm với lợi ích của việc sử dụng năng lượng mặt trời là sự tăng lên đáng kể của lượng rác thải điện tử từ các tấm pin năng lượng mặt trời thải bỏ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục