Hải Phòng xây nhà máy đốt rác phát điện gần 2.500 tỷ đồng

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/8/2023 | 9:10:15 AM

QLMT - Hải Phòng đang đầu tư gần 2.500 tỷ đồng xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn bằng công nghệ đốt rác phát điện Đình Vũ thuộc phường Đông Hải 2, quận Hải An, TP Hải Phòng.

Nhà máy dự kiến sẽ được xây dựng trên diện tích khoảng 9ha. Khi hoàn thành, nhà máy có công suất xử lý (giai đoạn 1) là 1000 tấn/ngày. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 2.498 tỷ đồng (giai đoạn 1) từ 100% vốn của doanh nghiệp, thời gian hoạt động 20-30 năm.


Dự kiến đến hết năm 2025, Nhà máy đốt rác phát điện Đình Vũ sẽ cơ bản hoàn thành xây dựng và chạy thử

Dự kiến đến hết năm 2025, nhà máy sẽ cơ bản hoàn thành xây dựng và chạy thử, tổ chức vận hành chính thức trong năm 2026. Đến năm 2030, hoàn thành đầu tư xây dựng để đưa Nhà máy điện rác Đình Vũ giai đoạn 2 vào hoạt động, nâng tổng công suất các Nhà máy điện rác toàn thành phố lên 3.000 tấn/ngày.

Mỗi ngày, Hải Phòng phải xử lý khoảng gần 2.000 tấn rác thải, trong đó, chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh là khoảng 1.000 tấn/ngày, chất thải rắn sinh hoạt nông thôn có khối lượng phát sinh khoảng 900 tấn/ngày. Còn lại là chất thải công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại, chất thải đặc thù…

Việc triển khai đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn bằng công nghệ đốt rác phát điện được thực hiện theo Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND TP. Hải Phòng. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 7/5/2028 phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

TÙNG LÂM

Tags Hải Phòng nhà máy đốt rác phát điện xử lý chất thải rắn

Các tin khác

Doanh nghiệp có thể thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả năng lượng, bao gồm giải pháp về công nghệ và quản lý năng lượng.

Phi hành gia này nhận định, nếu càng nhiều người trải qua cảm giác như ông thì rất nhiều vấn đề của thế giới và nhân loại sẽ được giải quyết.

Nấm mốc (phóng to) trên vỏ quả cam

Nấm mốc trên thực phẩm không phải lúc nào cũng nhìn thấy được bằng mắt thường. Chúng có thể phát triển sâu bên trong thực phẩm trước khi tạo ra hàng tỷ bào tử, hình thành lớp mốc nhiều màu sắc bao phủ bên ngoài.

Một bước đột phá lớn trong công nghệ môi trường sẽ xuất hiện vào năm 2025: Chuyến vận tải CO2 xuyên biên giới đầu tiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự