Trung Quốc: Biến sa mạc lớn nhất thành nguồn cung cấp điện sạch

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/6/2023 | 10:37:07 AM

QLMT - Sa mạc Taklimakan đang lột xác từ vùng đất chết thành nguồn cung cấp điện sạch cho Tân Cương với các dự án điện mặt trời, điện gió và sản xuất hydro quy mô lớn.

Taklamakan được biết đến như là một trong các sa mạc lớn nhất trên thế giới nằm ở Trung Á, trong khu vực thuộc Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (Trung Quốc). Trong những năm gần đây, nhiều nhà máy điện mặt trời được xây dựng bên cạnh những đồn điền trồng cây như hoa hồng và nhục thung dung ở rìa sa mạc khổng lồ.


Ảnh minh hoạ. ITN

Tian Juxiong, giám đốc nhà máy điện ở huyện Lạc Phổ, địa khu Hòa Điền cho biết, phần phía nam sa mạc Taklimakan hưởng lợi từ lượng mưa thấp và ánh sáng Mặt Trời dồi dào, cung cấp 1.600 giờ phát điện mỗi năm.

Nhà máy huyện Lạc Phổ có tổng công suất lắp đặt 200 megawatt (MW), sản xuất 360 triệu kWh điện hàng năm, đáp ứng nhu cầu điện dân dụng của 25,9 triệu cư dân ở Tân Cương trong khoảng 10 ngày. Mỗi năm, nhà máy giúp tiết kiệm 110.000 tấn than đá tiêu chuẩn, giảm 330.000 tấn carbon dioxide và 1.300 tấn nitơ dioxide. Dự án cũng trang bị hệ thống lưu trữ năng lượng với công suất 80.000 kWh. Trong điều kiện trời mưa, khi nhà máy không thể sản xuất điện, hệ thống lưu trữ đóng vai trò như ngân hàng điện, cung cấp năng lượng trong khoảng hai giờ.

Theo Cao Jie, phó giám đốc công ty hóa chất và tinh chế Sinopec Tahe, ở thành phố Khố Xa nằm ở rìa tây bắc sa mạc Taklimakan, một dự án hydro xanh sắp bắt đầu vận hành với công suất sản xuất 20.000 tấn sau khi hoàn thành. Điện mặt trời sẽ thay thế nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất hydro.

Vào tháng 5/2023, tổng công suất lắp đặt năng lượng tái tạo ở phía nam Tân Cương vượt 8.400 MW, cung cấp điện sạch cho Tân Cương và góp phần vào mục tiêu không thải carbon.

BẮC LÃM

Tags Trung Quốc sa mạc điện sạch điện mặt trời năng lượng tái tạo

Các tin khác

Quá trình sản xuất gạch truyền thống, chủ yếu từ đất sét và cát, không chỉ tiêu tốn nhiều năng lượng mà còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Ngày 16/5, bẫy ảnh đã chụp, quay lại được một đàn voọc bạc quý hiếm trong cánh rừng Ya Mô, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.

Hãy đăng ký tham gia Triển lãm ngành nước quốc tế Thượng Hải lần thứ 16 - WATERTECH CHINA 2024 để khám phá hơn 75.000 giải pháp công nghệ cấp thoát nước tiên tiến nhất và tìm kiếm cơ hội hợp tác cùng hơn 2.500 nhà cung cấp uy tín khắp nơi trên thế giới.

Việc điều tiết nước đã giúp phục hồi điều kiện tự nhiên vốn có của Tràm Chim trong mùa khô. Không chỉ những loài hiếm gặp, nhiều loài chim khác đã gia tăng số lượng ngoài dự đoán.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục