Nhựa dùng một lần trở thành mối đe dọa lớn đến sức khỏe

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/2/2023 | 4:49:40 PM

QLMT - Những chiếc túi nhựa, hộp xốp, chai nước…là những vật dụng mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày bởi sự tiện dụng và giá thành rẻ. Tuy vậy, chúng lại tiềm ẩn mối đe dọa đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường.

Hiện nay, với những các sản phẩm nhựa dùng một lần như cốc, dĩa, thìa, hộp xốp, túi nilon, người dân có thể gặp bất cứ đâu, ở hàng nước, hàng chè, các quán cơm bình dân hoặc có thể tự mua trong siêu thị với giá rất rẻ. Hàng nghìn cốc nước mía, trà sữa hay cốc chè được bán ra mỗi ngày cũng là chừng ấy những chiếc cốc nhựa, ống hút và túi nilon bị vứt ra ngoài môi trường.

Thống kê cho thấy, bình quân mỗi hộ gia đình Việt Nam sử dụng khoảng 1 kg túi nilon/tháng. Riêng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon.

Theo khảo sát của PV, tại Hà Nội, những quán cơm bình dân, cháo dinh dưỡng, thức ăn đường phố, siêu thị… tiêu thụ lượng lớn cốc, dĩa, thìa nhựa, hộp xốp, túi nilon mỗi ngày.


Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Việc sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa đối với người dân đang trở thành thói quen khó bỏ bởi tính tiện dụng mà ít ai quan tâm đến tác hại của nó. Ngoài ảnh hưởng đến môi trường như làm suy kiệt dinh dưỡng trong đất, tàn phá hệ sinh thái, gây ngập úng ở các đô thị, hủy hoại sinh thái biển và sinh thái sông hồ... túi nilon và rác thải nhựa còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đặc biệt là các bệnh về hệ tiêu hóa, hệ hô hấp và bệnh ung thư.

Đề cập đến vấn đề sử dụng đồ nhựa, GS Vande Voort - Đại học California, Mỹ, cảnh báo, mặc dù, các hóa chất như BPA (có tác dụng làm cứng nhựa) và nitrat (thành phần giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn) là một phần của cuộc sống hàng ngày trong nhiều thập kỷ nhưng các nghiên cứu khoa học đều chỉ ra rằng những chất này không an toàn, có khả năng gây ung thư, tác động đến não làm chậm phát triển, gây viêm gan, rối loạn nội tiết và vô sinh. Thêm vào đó, BPA có thể dẫn đến sẩy thai và gây khó thụ thai cho phụ nữ. Nghiên cứu cũng cho thấy các chất độc được tìm thấy trong nhựa có thể gây dị tật bẩm sinh và các vấn đề phát triển ở trẻ em.

Nhiều chuyên gia cũng thừa nhận rằng, việc tránh sử dụng các hóa chất này có thể khó khăn nhất là với các hộ gia đình có thu nhập thấp. Các đồ dùng không chứa độc tố như hộp đựng thực phẩm bằng thép hoặc chai thủy tinh tái sử dụng thường có giá cả cao hơn. Thực phẩm tươi sống, hữu cơ không chứa chất bảo quản cũng đắt tiền hơn.

Nhằm thực hiện việc hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa, TS Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho rằng, cần sự phối hợp từ nhiều phía, từ cơ quan chức năng và cả ý thức của người tiêu dùng. Trong đó, cơ quan quản lý an toàn thực phẩm phải tuyên truyền, cảnh báo đến người dân việc sử dụng các loại bao bì nhựa là vô cùng nguy hại. Sự vào cuộc của mỗi người dân có ý nghĩa tích cực trong việc bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cộng đồng, giữ gìn môi trường sống.

TS Hoàng Dương Tùng khuyến cáo người tiêu dùng nên cẩn trọng trong việc chọn lựa sử dụng bao bì nhựa dẻo vì có thể dùng nhầm loại không thích hợp, tái sử dụng loại dùng một lần, hoặc dùng loại chứa các dẫn chất phtalat hay BPA gây độc hại. Do vậy, tốt nhất là người tiêu dùng nên lựa chọn các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường như thay thế chai nhựa bằng chai thủy tinh, ống hút nhựa bằng ống hút tre, túi nhựa bằng túi giấy…

Người dân không nên sử dụng hộp nhựa đựng thức ăn bởi chúng chứa nhiều loại hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, nếu đựng thực phẩm nóng ở nhiệt độ 100oC, hàm lượng monostyren (một loại chất độc) trong nhựa sẽ được giải phóng, ngấm vào thức ăn, gây tổn hại nghiêm trọng cho gan và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người./.

Bảo My (T/h)

Tags Nhựa dùng một lần mối đe dọa ảnh hưởng sức khỏe ô nhiễm môi trường

Các tin khác

Để ứng phó với tình trạng nắng nóng kỷ lục ảnh hưởng đến nguồn cung lúa gạo, các quốc gia Đông Nam Á đang tìm cách phát triển các giống lúa chịu hạn, đa dạng hóa cây trồng và tăng cường hệ thống cảnh báo sớm.

Những năm gần đây, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt với nhiều thách thức do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, quá trình phát triển ở thượng nguồn sông Mê Công... gây tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước, sạt lở, lún sụt...

Biến đổi khí hậu có thể khiến mưa lớn, nắng nóng, hạn hán và cháy rừng trở nên trầm trọng và kéo dài lâu hơn trên khắp thế giới.

Hiện tượng El Niño đang suy yếu, cùng với hiện tượng được gọi là Lưỡng cực Ấn Độ Dương, đang đóng một vai trò nào đó, đặc biệt là gây ra lũ lụt ở Đông Phi, hạn hán ở Nam Phi và nhiệt độ cao ở Đông Nam Á.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục