Góp ý quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/5/2024 | 8:23:21 AM

QLMT - Chiều 7/5, Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo Thông tư ban hành quy trình kỹ thuật, Thông tư ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Hội nghị được tổ chức tại Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội với sự tham dự của Ban lãnh đạo Hiệp hội, Viện nghiên cứu Môi trường Đô thị và Công nghiệp Việt Nam; Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, cùng các thành viên Hiệp hội là các công ty môi trường đô thị trên toàn quốc như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lào Cai, Thái Nguyên, Bình Định... Ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội chủ trì hội nghị.


Toàn cảnh Hội nghị

Thực hiện Chương trình công tác năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng dự thảo Thông tư ban hành quy trình kỹ thuật hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt và Thông tư ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo các Thông tư nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã gửi dự thảo hai Thông tư nêu trên đến các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Công ty môi trường đô thị của các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trên toàn quốc để lấy ý kiến góp ý.


Theo các đại biểu, dự thảo hai Thông tư vẫn còn một số điểm cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tế địa phương

Tại hội nghị, các đại biểu đều đánh giá cao sự nỗ lực của cơ quan soạn thảo và cho rằng bộ quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong Luật BVMT năm 2024 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, đây là quy trình rất cần thiết; các bước thực hiện và công cụ trong quy trình tương đối đầy đủ… tuy nhiên vẫn còn một số điểm cần điều chỉnh cho phù hợp.

Bên cạnh đó còn nhiều ý kiến khác nhau về một số nội dung trong Dự thảo 2 Thông tư cần kiến nghị với Cơ quan soạn thảo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Nội dung này sẽ được Ban biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tập hợp ý kiến góp ý và đăng tải ở bài viết riêng).

Việc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH trong đó có thu gom và vận chuyển CTRSH sau phân loại tại nguồn, CTRSH đặc thù; xử lý bằng công nghệ đốt, đốt có thu hồi năng lượng... là các định mức mới nên cần phải đánh giá cẩn trọng, khách quan, đảm bảo tính đại diện cao và phù hợp với điều kiện thực tế.

Thay mặt Hiệp hội, ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội đề nghị các đơn vị sớm có ý kiến bằng văn bản và gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng thời gửi về Văn phòng Hiệp hội để Hiệp hội tổng hợp và làm công văn góp ý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, hoàn thiện hai Thông tư, dự kiến sẽ được ban hành trong năm 2024.

Hai thông tư này được kỳ vọng sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực cho hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên cả nước trong thời gian tới. Các định mức kinh tế, quy trình kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH được hoàn thiện sẽ đáp ứng được yêu cầu pháp lý, đảm bảo môi trường sống xanh sạch, an toàn.

TÙNG LÂM

Tags góp ý dự thảo Thông tư hội nghị quy trình kỹ thuật định mức kinh tế chất thải rắn sinh hoạt

Các tin khác

Sự ra đời của hàng loạt công xưởng, nhà máy tại Việt Nam trong thời gian qua đi kèm với việc khai thác sử dụng tài nguyên quá mức và sự gia tăng của các nguồn chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp.

Theo các chuyên gia, ngoài việc hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế thì việc các dự án phát triển hạ tầng giao thông, thậm chí là dự án thoát nước chậm triển khai cũng là nguyên nhân khiến công tác tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng gặp nhiều khó khăn.

Liên quan đến việc xây đập dâng trên sông Hồng, đại biểu Quốc hội Phạm Quang Huân cho biết khi làm đập dâng trên sông Hồng sẽ thay đổi dòng chảy, từ đó làm ảnh hưởng tới sinh thái phía hạ lưu, nguy cơ nước mặn sẽ xâm nhập trở lại. Vì vậy, cơ quan chuyên môn cần phải nghiên cứu, đánh giá để tìm ra phương án tối ưu...

Tiếp theo bài viết 'Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8' đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục