Đánh giá về hệ thống cảnh báo sớm thiên tai ở nông thôn Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ hai, 6/5/2024 | 4:04:43 PM

QLMT - Nhà nghiên cứu Phạm Thị Diệu My và cộng sự tại Viện Khoa học Môi trường và Địa lý, Đại học Potsdam, Đức đã thực hiện thành công một nghiên cứu về hiệu quả của hệ thống cảnh báo sớm thiên tai ở vùng sâu vùng xa và nông thôn của Việt Nam.


Một đợt mưa lũ năm 2023 đã làm hơn 85% tuyến đường tại TP. Huế ngập sâu. Ảnh: ITN

Nghiên cứu được đề cập trong bài báo "Community-based early warning systems in a changing climate: an empirical evaluation from coastal central Vietnam" vừa được công bố trên tạp chí Climate and Development.

Thừa Thiên Huế với những nguy cơ rủi ro từ ngập lụt, bão lốc đến hạn hán, đã trở thành điểm nghiên cứu lý tưởng cho nhóm nghiên cứu. Thông qua các cuộc thảo luận sâu với 133 người đại diện cho cộng đồng địa phương, nghiên cứu đã phân tích sâu hơn về sự hiểu biết của người dân về rủi ro thiên tai và cách họ chuẩn bị các giải pháp đương đầu.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù người dân có một mức độ hiểu biết vững về rủi ro thiên tai, việc cập nhật thông tin về các loại rủi ro khác như hạn hán, thời tiết cực lạnh và xói mòn bờ biển vẫn còn là một thách thức. Các hệ thống cảnh báo sớm, mặc dù đã được tăng cường và đa dạng hóa, nhưng vẫn gặp hạn chế do thiếu cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng bởi các yếu tố như gió, tiếng ồn và mất điện.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cách người dân địa phương chuẩn bị đương đầu với thiên tai chủ yếu dựa vào phương châm "năm tại chỗ", tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa trung ương, địa phương và cộng đồng, nhưng cơ hội tham gia và phản hồi từ cộng đồng vẫn còn hạn chế.

Trong bối cảnh này, các nhà nghiên cứu đề xuất việc cần có các cam kết và hỗ trợ tài chính dài hạn từ chính quyền các cấp và cần tạo điều kiện tham gia cho người dân, từ đó nâng cao tính bền vững và hiệu quả của hệ thống cảnh báo sớm.

TÙNG LÂM

Tags hệ thống cảnh báo thiên tai nông thôn Việt Nam cảnh báo sớm thiên tai

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục