Đồng bằng sông Cửu Long gia tăng xâm nhập mặn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/2/2023 | 4:16:39 PM

QLMT - Các đợt xâm nhập mặn gia tăng bắt đầu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh tập trung trong tháng 2 và 3/2023.

Phạm vi mặn 4g/lít sẽ vào sâu các cửa sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây từ 75-85km; vùng các cửa sông Cửu Long như Cửa Tiểu, Cửa Đại từ 48-55km, Hàm Luông, Cổ Chiên, Sông Hậu từ 58-73km.


Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến việc lấy nước của công trình thủy lợi. Ảnh minh họa

Hàng loạt các tỉnh thành ĐBSCL đã tăng cường theo dõi sát thông tin xâm nhập mặn, khẩn trương trữ nước, vận hành công trình thủy lợi hợp lý, bảo đảm đủ lượng nước ngọt sử dụng trong thời gian xâm nhập mặn gia tăng và cả trong mùa khô tới.

Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến việc lấy nước của công trình thủy lợi tại các khu vực từ bờ biển vào tới đất liền 30-45km trong khoảng thời gian từ 18/2 đến cuối tháng 3. Các khu vực cách biển từ 45-65 km, việc lấy nước sẽ bị ảnh hưởng trong các kỳ triều cường 18-24/02 và từ 18/03-25/3.

Minh Anh (T/h)

Tags Đồng bằng sông Cửu Long gia tăng xâm nhập mặn xâm nhập mặn

Các tin khác

Để ứng phó với tình trạng nắng nóng kỷ lục ảnh hưởng đến nguồn cung lúa gạo, các quốc gia Đông Nam Á đang tìm cách phát triển các giống lúa chịu hạn, đa dạng hóa cây trồng và tăng cường hệ thống cảnh báo sớm.

Những năm gần đây, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt với nhiều thách thức do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, quá trình phát triển ở thượng nguồn sông Mê Công... gây tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước, sạt lở, lún sụt...

Biến đổi khí hậu có thể khiến mưa lớn, nắng nóng, hạn hán và cháy rừng trở nên trầm trọng và kéo dài lâu hơn trên khắp thế giới.

Hiện tượng El Niño đang suy yếu, cùng với hiện tượng được gọi là Lưỡng cực Ấn Độ Dương, đang đóng một vai trò nào đó, đặc biệt là gây ra lũ lụt ở Đông Phi, hạn hán ở Nam Phi và nhiệt độ cao ở Đông Nam Á.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục