Nhằm góp phần xử lý cũng như tận dụng nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp để sản xuất các sản phẩm hữu ích, Viện Kỹ thuật Hóa học (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt thực hiện dự án “Áp dụng sáng chế US 8916700B2 không bảo hộ tại Việt Nam để sản xuất Carboxymethyl Cellulose (CMC) từ phế phẩm công nghiệp, nông nghiệp”.
Bài viết nhằm làm sáng tỏ mối liên hệ giữa dịch bệnh và biến đổi khí hậu (BĐKH). Dựa trên kết quả phỏng vấn các nghiên cứu sinh đến từ 10 quốc gia ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin, tác giả đã nhận diện được những tác động của dịch bệnh trong sự cộng hưởng với BĐKH đối với an ninh lương thực. Kết quả phân tích lý thuyết và phỏng vấn chuyên gia đã cung cấp một số cơ sở về nguyên tắc tiếp cận cho việc điều chỉnh kịch bản ứng phó BĐKH trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.
QLMT - Nước thải sau khi qua giai đoạn xử lý cơ học được đưa tiếp qua hệ thống xử lý hóa lý, hoặc xử lý sinh học, hoặc xử lý kết hợp hóa lý – sinh học tùy thuộc tính chất nước thải trong quá trình vận hành.
Khác với các đợt dịch đã từng bùng phát trước đây, trong tình hình làn sóng dịch Covid – 19 hiện nay tại Hà Nội và một số tỉnh/ thành phố, tình hình lây nhiễm xảy ra phổ biến chủ yếu tại nhiều tại các tòa nhà văn phòng và chung cư cao tầng. Do tính nhạy cảm của biến chủng Virus COVID 19 mới lan truyền qua tiếp xúc trực tiếp và lan truyên không khí, một trong những con đường chính làm tăng cao số lượng người bị lây nhiễm chéo trong tòa nhà văn phòng, chung cư cao tầng chính là hệ thống thông gió và điều hòa không khí. Vì vậy, rất cần có những khuyến cáo từ các chuyên gia để người sử dụng có thể hạn chế và phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh trong văn phòng và chung cư cao tầng.
“Không gian sáng tạo trong làng nghề góp phần tạo nên các giá trị mới, phát triển kinh tế và gìn giữ văn hóa của làng nghề truyền thống”
QLMT - Trong công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa, vấn đề đảm bảo được chất lượng nguồn nước hồ luôn được quan tâm. Các hồ chứa ngoài nhiệm vụ chính là phục vụ nước tưới cho sản xuất thì nhiều hồ còn thêm cả nhiệm vụ cung cấp nước sinh hoạt cho các vùng lân cận. Sử dụng bài toán mô phỏng thông qua việc phân tích tương quan các chỉ số đo chất lượng nước để đưa ra những dự báo về sự phát triển tương quan giữa các thành phần gây ra ô nhiễm nguồn nước bởi vi sinh vật Coliform. Thông qua một số phân tích ban đầu để có định hướng nghiên cứu chuyên sâu về mô hình mô phỏng sử dụng mạng nơ-ron nhân tạo (ANN) trong kiểm soát chất lượng nước.
Các nhà khoa học mới đây đã xác định chính xác những biến động trong quần thể người Neanderthal ở châu Âu – từ dấu vết của máu và phân mà họ để lại trong một hang động ở Tây Ban Nha cách đây 100.000 năm.
Bài viết này, tác giả muốn tiếp cận nghiên cứu về pháp luật chi trả môi trường rừng từ thực tiễn các tỉnh Tây Nguyên, địa bàn có diện tích, độ che phủ của rừng và cũng là khu vực triển khai sớm nhất dịch vụ chi trả môi trường rừng. Qua đó, chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về pháp luật, triển khai thực hiện pháp luật về một nguồn tài nguyên quan trọng của đất nước là tài nguyên rừng.
Bài viết tập trung phân tích những quy định của pháp luật về ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Theo đó, pháp luật trong lĩnh vực này đã có nhiều thành tựu đáng ghi nhận làm cơ sở cho các chủ thể liên quan thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Bên cạnh những thành công đó, pháp luật trong lĩnh vực này còn tồn tại một số bất cập gây khó khăn cho quá trình áp dụng. Tác giả sẽ cố gắng phân tích và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản và nâng cao hiệu quả thực thi.
Năm 2020 Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ khi là một trong số ít các nền kinh tế trên thế giới thể hiện được năng lực kiểm soát dịch bệnh Covid-19 lây lan, đồng thời duy trì được khả năng chống chịu đáng chú ý của nền kinh tế. Tuy nhiên, phát triển kinh tế luôn song hành với sự đánh đổi những rủi ro về môi trường. Bài viết làm rõ bối cảnh kinh tế sau đại dịch Covid -19 năm 2020, phân tích các bài học kinh nghiệm từ Covid -19 và đề xuất các giải pháp để áp dụng những bài học đó đối với với những thách thức về môi trường, biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong tương lai.
Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ vừa nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS, viễn thám và các công cụ phân tích cảnh quan thành lập bản đồ phân vùng ưu tiên bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái đất ngập nước (Thử nghiệm tại Đồng Tháp Mười)”. Đây là cơ sở khoa học quan trọng góp phần đề xuất các biện pháp sử dụng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên hệ sinh thái đất ngập nước trong phát triển kinh tế - xã hội.
QLMT - Công bố quốc tế lĩnh vực môi trường số 18.2021, Chuyên trang Quản lý môi trường xin trân trọng gửi tới bạn đọc những nội dung chính như sau:
Các vật liệu thông minh, cuộc cách mạng mới nhất trong lĩnh vực khoa học vật liệu, có thể thích ứng các tính năng của mình tùy thuộc vào thay đổi của môi trường xung quanh. Người ta có thể sử dụng chúng cho mọi thứ, từ các màn hình điện thoại di động tự hàn gắn đến các đôi cánh máy bay tự chuyển hình dạng, và phân phối thuốc nhắm đích.
Các nhà khoa học Trung Quốc đang đánh giá tính khả thi của dự án đưa tàu vũ trụ đến rìa hệ Mặt trời, Wu Weiren, nhà thiết kế chính cho chương trình thám hiểm Mặt trăng của Trung Quốc, chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ China Space News.
QLMT - Theo tính toán của các nhà khao học, mỗi năm có khoảng 50 triệu tấn chất thải điện tử trên toàn thế giới được tái chế. Điều đáng lo ngại là ước tính khoảng 70 - 80% khối lượng chất thải này đã không được xử lý đúng cách. Vậy xu hướng xử lý chất thải điện tử bền vững để giảm tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường như thế nào?
QLMT - Thuốc xịt khử trùng ngoài trời ngăn ngừa COVID-19 liệu có an toàn cho môi trường không? là một trong những nội dung nằm trong Công bố Quốc tế lĩnh vực môi trường số 17.2021 trên Chuyên trang Quản lý môi trường.
Tái thả động vật bị săn bắt trái phép trở lại môi trường sống tự nhiên là một trong những biện pháp hiệu quả để bảo tồn động vật hoang dã. Tuy nhiên, làm thế nào để việc tái thả đó không ảnh hưởng đến khả năng thích nghi của những động vật này, đồng thời không làm xáo trộn các quần thể bản địa tại môi trường xung quanh?
QLMT - Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng xử lý một số thông số ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng đặc trưng bằng kỹ thuật lọc sinh học trong điều kiện tự nhiên với nhóm thực vật chọn lựa trước, ngoài ra kết quả nghiên cứu còn phổ biến đa dạng về mặt công nghệ xử lý để ứng dụng vào các địa phương có điều kiện phù hợp áp dụng.
QLMT - Phương pháp ứng dụng ảnh vệ tinh để giám sát và quản lý nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt tập trung có thể được ứng dụng giám sát các khu vực sông hồ, đảm bảo tính khách quan, mang lại hiệu quả kinh tế. Bằng cách giám sát này có thể dự báo được trạng thái nguồn nước cả về số lượng và chất lượng, từ đó có các giải pháp kiểm soát chất lượng và đảm bảo an ninh nguồn cung cấp nước sinh hoạt tập trung.
QLMT - Sông Hồng đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và gắn kết những không gian lịch sử đặc biệt của Thủ đô. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa hai bên sông Hồng đoạn qua trung tâm Hà Nội đang thiếu công cụ kiểm soát, và chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng thành phố quay lưng lại với dòng sông.
QLMT - Thay vì chỉ nhận định dựa trên cảm tính hay kinh nghiệm, nghiên cứu mới của PGS.TS Bùi Quang Thành, NCS Phạm Văn Mạnh (Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) và các đồng nghiệp đã có thể cung cấp phương pháp để lượng hóa rõ các nguy cơ của đô thị hóa đến các di sản.
QLMT - Nước thải chưa được xử lý từ các hoạt động từ đất liền đổ vào biển đang đe doạ nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái biển. Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam cùng các quốc gia và tổ chức quốc tế đã xây dựng và thông qua các điều ước quốc tế, cam kết quốc tế khác. Bài viết tập trung vào nghiên cứu pháp luật quốc tế về vấn đề ô nhiễm biển do nước thải từ đất liền, thực tiễn quản lý ở Việt Nam và một số đề xuất cho Việt Nam.
QLMT - Sẽ là khiếm khuyết nếu như chỉ đề cập đến các yếu tố vô sinh trên cao nguyên đá Đồng Văn mà không quan tâm đến yếu tố hữu sinh, cụ thể là hệ thực vật và hệ động vật. Bởi vì, chính các loài động vật, thực vật đặc hữu là nguồn tài nguyên vô giá mà không phải bất kỳ nơi nào cũng có được, đã góp phần tạo ra sự hấp dẫn về nhiều mặt của vùng đất biên cương, địa đầu Tổ quốc. Mặc dù vậy, trong bài viết này chỉ giới hạn thống kê các loài thực vật được ghi nhận là đặc hữu Bắc bộ, nghĩa là các loài chỉ phân bố trong phạm vi từ 200 vĩ độ Bắc đến 230 vĩ độ Bắc (ranh giới hành chính của Bắc bộ cũ).
QLMT - Nghiên cứu được thực hiện đối với mẫu hạt Sacha inchi (Plukenetia volubilis L.) thu hoạch ở Daklak. Nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của điều kiện ép dầu từ hạt cây Sacha inchi, bao gồm: kích thước hạt, tốc độ vòng quay của trục vít và nhiệt độ đầu ép đến hiệu suất ép, độ kháng oxy hóa và chất lượng của dầu hạt Sachi thô. Theo khảo sát, điều kiện cho hiệu suất ép cao nhất khoảng 91% khi ép ở nhiệt độ đầu ép là 90°C với kích thước lớn hơn 3 mm và tốc độ vòng quay là 70 rpm. Dầu hạt Sachi sau khi ép ở điều kiện trên được phân tích thành phần và các chỉ số về chất lượng dầu. Dầu có chỉ số iodine là 176,37 g/100g, chỉ số axit khoảng 2,06 mg/g, chỉ số peroxit là 8,95 meq O2/kg dầu và giá trị IC50 là 90,58 mg/ml.