Xu hướng xử lý chất thải điện tử bền vững

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/5/2021 | 5:04:50 PM

QLMT - Theo tính toán của các nhà khao học, mỗi năm có khoảng 50 triệu tấn chất thải điện tử trên toàn thế giới được tái chế. Điều đáng lo ngại là ước tính khoảng 70 - 80% khối lượng chất thải này đã không được xử lý đúng cách. Vậy xu hướng xử lý chất thải điện tử bền vững để giảm tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường như thế nào?

Trong đề tài nghiên cứu Xu hướng xử lý chất thải điện tử không hợp lý sang bền vững để giảm tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường (From inequitable to sustainable e-waste processing for reduction of impact on human health and the environment) được đăng trên Environmental Research - Số 194, tháng 3-2021, các nhà nghiên cứu đã đề cập rất chi tiết về vấn đề này, đồng thời đề xuất các biện pháp quản lý và can thiệp thích hợp.

Theo nghiên cứu, đánh giá, ước tính khoảng 70 - 80% khối lượng chất thải điện tử trên toàn cầu đã không được xử lý đúng cách vì chúng đều được đổ vào các bãi chôn lấp hoặc được tái chế một cách không chính thức. Việc tái chế như vậy đã được thực hiện trực tiếp trên các bãi chôn lấp hoặc tại các cửa hàng tái chế nhỏ hay làng nghề tái chế, thường do gia đình tự xử lý theo phương pháp thủ công mà không có nhiều quy định hoặc giám sát. Quy trình truyền thống xử lý thủ công bao gồm việc tháo dỡ thủ công, làm sạch bằng dung môi nguy hiểm, đốt cháy và nấu chảy trên ngọn lửa trần, v.v., sẽ tạo ra nhiều chất độc hại và phơi nhiễm gây nguy hiểm cho người trực tiếp xử lý, các thành viên trong gia đình, cư dân lân cận, môi trường,  nhất là trẻ nhỏ.

Từ thực tế trên, các nhà khoa học đã đề ra hai mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu:

Thứ nhất, để giải quyết các xu hướng hiện tại và các mối đe dọa mới nổi của thực trạng quản lý chất thải điện tử.

Thứ hai là đề xuất các biện pháp và can thiệp thích hợp, giám sát độc lập việc tuân thủ việc mua bán và xử lý chất thải điện tử theo Bản sửa đổi cấm của Basel. 

Theo các nhà khoa học, ngành công nghiệp tái chế cần được đánh giá cẩn thận bằng nỗ lực chung từ các cơ quan quốc tế, các ngành sản xuất và các bên liên quan khác để phát triển các quy trình tốt hơn. Việc chuyển đổi tiếp theo sang các giải pháp quản lý chất thải điện tử công bằng và bền vững hơn sẽ giúp sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ngăn ngừa các tác động xấu đến sức khỏe và môi trường.

Hà Thắm (lược dịch)
Nguồn: sciencedirect.com


Tags chất thải điện tái chế rác thải công bố quốc tế về lĩnh vực môi trường

Các tin khác

Từ thân cây thanh long, một loại thực vật phổ biến của Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại màng mỏng chitosan làm bao bì đóng gói với đặc tính kháng khuẩn vượt trội.

Theo ước tính, tổng trữ lượng carbon hữu cơ của các thảm cỏ biển ở Việt Nam đạt hơn 878 nghìn tấn, tương ứng với khoảng 3,2 triệu tấn CO2 hoặc 3,2 triệu tín chỉ carbon, có giá trị lên tới hơn 64 triệu USD trên thị trường.

Hiện nay, cầu lương thực của cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng ngày càng tăng. Trồng lúa ba vụ/năm đã giúp cho sản lượng lúa tăng lên đến 14-16 tấn/ha/năm, bù đắp được lượng lúa bị giảm do đất trồng lúa bị sử dụng vào mục đích khác (Nguyễn Bảo Vệ, 2010).

Hệ thống xử lý rác thải y tế bằng công nghệ hấp nhiệt ướt có thể đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện tự xử lý hay các mô hình tập trung từ 0,5 - 1 tấn và 2 - 10 tấn/ngày tùy quy mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục