Yếu tố đặc hữu của hệ thực vật cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/5/2021 | 10:32:25 AM

QLMT - Sẽ là khiếm khuyết nếu như chỉ đề cập đến các yếu tố vô sinh trên cao nguyên đá Đồng Văn mà không quan tâm đến yếu tố hữu sinh, cụ thể là hệ thực vật và hệ động vật. Bởi vì, chính các loài động vật, thực vật đặc hữu là nguồn tài nguyên vô giá mà không phải bất kỳ nơi nào cũng có được, đã góp phần tạo ra sự hấp dẫn về nhiều mặt của vùng đất biên cương, địa đầu Tổ quốc. Mặc dù vậy, trong bài viết này chỉ giới hạn thống kê các loài thực vật được ghi nhận là đặc hữu Bắc bộ, nghĩa là các loài chỉ phân bố trong phạm vi từ 200 vĩ độ Bắc đến 230 vĩ độ Bắc (ranh giới hành chính của Bắc bộ cũ).

Từ cuối thế kỷ 17, Karst vốn là địa danh của một vùng núi đá vôi thuộc Liên bang Nam Tư (cũ). Điều bất ngờ là, Karst đã trở thành một từ được nhiều nhà khoa học chuyên nghiên cứu về địa lý, địa chất trên phạm vi toàn thế giới dùng để gọi chung cho bất kỳ vùng núi đá vôi nào trên hành tinh của chúng ta.

    Kể từ thời gian đó cho đến thế kỷ 19, chưa có những khám phá mới về giá trị nhiều mặt của các vùng núi đá vôi trên Trái đất thể hiện ở tính đa dạng địa chất với những đặc điểm về địa tầng, cổ sinh, điều kiện môi trường cổ sinh thái, thạch học, cấu trúc, khoáng sản, cảnh quan, lịch sử tiến hóa địa chất khu vực...

    Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ 19 và nhất là trong thế kỷ 20, nhiều vùng đá vôi của một số quốc gia trong đó có Việt Nam đã được khám phá, khảo sát, nghiên cứu. Nhiều kỳ quan được phát hiện và trong xếp hạng đã vượt hẳn Karst của Liên bang Nam Tư cũ. Với Việt Nam đó chính là hệ thống hang động ở vịnh Hạ Long và không chỉ có Hạ Long, địa hình Karst kỳ vĩ và độc đáo với hang động, hẻm núi sâu, thung lũng, sông, suối… đã tạo ra đèo Mã Pì Lèng, cùng với nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo làm nên địa danh: Công viên địa chất toàn cầu – Cao nguyên đá Đồng Văn.

     Sẽ là khiếm khuyết nếu như chỉ đề cập đến các yếu tố vô sinh trên cao nguyên đá Đồng Văn mà không quan tâm đến yếu tố hữu sinh, cụ thể là hệ thực vật và hệ động vật. Bởi vì, chính các loài động vật, thực vật đặc hữu là nguồn tài nguyên vô giá mà không phải bất kỳ nơi nào cũng có được, đã góp phần tạo ra sự hấp dẫn về nhiều mặt của vùng đất biên cương, địa đầu Tổ quốc. Mặc dù vậy, trong bài viết này chỉ giới hạn thống kê các loài thực vật được ghi nhận là đặc hữu Bắc bộ, nghĩa là các loài chỉ phân bố trong phạm vi từ 200 vĩ độ Bắc đến 230 vĩ độ Bắc (ranh giới hành chính của Bắc bộ cũ).

Bảng 1. Danh sách các loài thực vật đặc hữu Bắc bộ của hệ thực vật cao nguyên đá Đồng Văn

yeu-to-dac-huu-cua-he-thuc-vat-cao-nguyen-da-dong-van-tinh-ha-giang-1
yeu-to-dac-huu-cua-he-thuc-vat-cao-nguyen-da-dong-van-tinh-ha-giang-2
yeu-to-dac-huu-cua-he-thuc-vat-cao-nguyen-da-dong-van-tinh-ha-giang-3
yeu-to-dac-huu-cua-he-thuc-vat-cao-nguyen-da-dong-van-tinh-ha-giang-4
yeu-to-dac-huu-cua-he-thuc-vat-cao-nguyen-da-dong-van-tinh-ha-giang-5
yeu-to-dac-huu-cua-he-thuc-vat-cao-nguyen-da-dong-van-tinh-ha-giang-6
yeu-to-dac-huu-cua-he-thuc-vat-cao-nguyen-da-dong-van-tinh-ha-giang-7
yeu-to-dac-huu-cua-he-thuc-vat-cao-nguyen-da-dong-van-tinh-ha-giang-8
yeu-to-dac-huu-cua-he-thuc-vat-cao-nguyen-da-dong-van-tinh-ha-giang-9
yeu-to-dac-huu-cua-he-thuc-vat-cao-nguyen-da-dong-van-tinh-ha-giang-10

Nguồn: Trung tâm Địa Môi trường và tổ chức lãnh thổ, Averyanov  L.V., Nguyen K.S., Tran T.H. , Averyanova  A.L., Maisak T.V., Nguyen H.T.

    Với diện tích 2300 km2, chỉ chiếm 0,64% diện tích cả nước, nhưng hệ thực vật cao nguyên đá Đồng Văn có tới 88 loài đặc hữu Bắc bộ, chiếm 11,4% tổng số loài đặc hữu Bắc bộ của cả nước. Như vậy, có thể đánh giá, hệ thực vật cao nguyên đá Đồng Văn cho đến thời điểm này là địa danh có số loài đặc hữu Bắc bộ phong phú nhất cả nước, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn các giá trị di sản địa chất, văn hóa – lịch sử đa dạng sinh học và phát triển kinh tế - xã hội của Công viên địa chất Toàn cầu – Cao nguyên đá Đồng Văn. Kết quả điều tra hệ thực vật cao nguyên đá Đồng Văn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2. Sự phân bố số họ, chi và loài của hệ thực vật cao nguyên đá Đồng Văn

yeu-to-dac-huu-cua-he-thuc-vat-cao-nguyen-da-dong-van-tinh-ha-giang-11

    Như vậy, hệ thực vật cao nguyên đá Đồng Văn có đầy đủ 6 ngành thực vật bậc cao có mạch, đặc biệt là sự phát hiện được ngành Khuyết lá thông vì ngành này chỉ duy nhất có 1 họ, 1 chi và trên thế giới, ngành này cũng chỉ có 6 loài, số lượng cá thể rất ít, chỉ xuất hiện ở những nơi có rừng nguyên sinh.

     Mười họ giầu loài nhất có tổng số loài chiếm tới 38,46% tổng số loài của hệ thực vật, tương đương với một số hệ thực vật khác ở Việt Nam, ví dụ, hệ thực vật Lâm Sơn (Lương Sơn, Hòa Bình), tỉ lệ này là 36,2%, hay hệ thực vật Việt Nam là 37,9%. Có thể xem đây là bộ mặt của mỗi hệ thực vật, đặc trưng cho từng vùng khí hậu khác nhau, là chỉ số so sánh đáng tin cậy, vì nó không phụ thuộc vào diện tích cũng như mức độ phong phú về loài của hệ thực vật. Bảng sau đây thống kê số lượng loài của 10 họ giàu loài nhất ở hệ thực vật cao nguyên đá Đồng Văn.

Bảng 3. Mười họ giầu loài nhất của hệ thực vật cao nguyên đá Đồng Văn

yeu-to-dac-huu-cua-he-thuc-vat-cao-nguyen-da-dong-van-tinh-ha-giang-12

    Tài nguyên thực vật của hệ thực vật cao nguyên đá Đồng Văn được sắp xếp theo nhóm giá trị sử dụng sau đây: (1) Nhóm có giá trị làm thuốc; (2) Nhóm cho gỗ (3) Nhóm làm thực phẩm; (4) Nhóm làm cảnh; (5) Nhóm có giá trị sử dụng khác.

    Đối với nhóm có giá trị làm thuốc đã xác định được 834 loài, trong đó có nhiều cây thuốc rất có giá trị như: Chân chim gai (Acanthopanax  trifoliatus ), Ngũ gia bì hương (Acanthopanax gracilistylus), Vũ diệp tam thất, (Panax bipinnatifidum), Biến hóa núi cao (Asarum balansa), Chu sa liên (Aristolochia tuberose), Mã đậu linh quảng tây (Aristoliachia kwangsiensis), Nấm đất (Balanophora laxiflora), Bát giác liên (Podophyllum  tonkinense), Hoàng liên gai (Berberis wallichiana), Mã hồ (Mahonia nepalensis), Giảo cổ lam (Gymnostemma pentaphyllum), Ấu tẩu (Cyperus  esculentus), Bạch huệ núi (Lilium browii), Bình vôi (Stephania cepharantha), Kim tuyến tơ (Aonectochilus sataceus), Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora).

    Như vậy, cùng với vị trí địa lý, điều kiện thổ nhưỡng, vi khí hậu có nhiều nét độc đáo nên hệ thực vật cao nguyên đá Đồng Văn có đến 834 loài cây thuốc, chiếm 21,5% tổng số loài  cây thuốc có giá trị của cả nước (Việt Nam có 3870 loài cây thuốc).

    Để bảo tồn và phát huy những giá trị to lớn của hệ thực vật đặc hữu tại cao nguyên đá Đồng Văn rất cần sự vào cuộc của UBND tỉnh cùng với các Ban, ngành nghiên cứu làm rõ giá trị của cao nguyên đá Đồng Văn, từ đó hướng tới sử dụng hợp lý các giá trị thiên nhiên, phục vụ sự nghiệp phát triển của địa phương.


TS. Lê Trần Chấn, ThS. Vũ Thị Cúc, Tạ Thùy Dương
                                                Trung tâm Địa Môi trường và Tổ chức Lãnh thổ

Theo Tạp chí Môi trường

Tags hệ thực vật cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang

Các tin khác

Từ thân cây thanh long, một loại thực vật phổ biến của Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại màng mỏng chitosan làm bao bì đóng gói với đặc tính kháng khuẩn vượt trội.

Theo ước tính, tổng trữ lượng carbon hữu cơ của các thảm cỏ biển ở Việt Nam đạt hơn 878 nghìn tấn, tương ứng với khoảng 3,2 triệu tấn CO2 hoặc 3,2 triệu tín chỉ carbon, có giá trị lên tới hơn 64 triệu USD trên thị trường.

Hiện nay, cầu lương thực của cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng ngày càng tăng. Trồng lúa ba vụ/năm đã giúp cho sản lượng lúa tăng lên đến 14-16 tấn/ha/năm, bù đắp được lượng lúa bị giảm do đất trồng lúa bị sử dụng vào mục đích khác (Nguyễn Bảo Vệ, 2010).

Hệ thống xử lý rác thải y tế bằng công nghệ hấp nhiệt ướt có thể đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện tự xử lý hay các mô hình tập trung từ 0,5 - 1 tấn và 2 - 10 tấn/ngày tùy quy mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục