Ứng dụng công nghệ GIS thành lập bản đồ phân loại đất ngập nước

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/5/2021 | 8:48:30 AM

Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ vừa nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS, viễn thám và các công cụ phân tích cảnh quan thành lập bản đồ phân vùng ưu tiên bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái đất ngập nước (Thử nghiệm tại Đồng Tháp Mười)”. Đây là cơ sở khoa học quan trọng góp phần đề xuất các biện pháp sử dụng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên hệ sinh thái đất ngập nước trong phát triển kinh tế - xã hội.

Theo ThS. Nguyễn Thanh Thủy, Chủ nhiệm đề tài, trên cơ sở quy trình công nghệ ứng dụng GIS, viễn thám và phân tích cảnh quan thành lập bản đồ phân vùng ưu tiên bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái đất ngập nước đã được đề xuất, nhóm nghiên cứu đã tiến hành sử dụng phần mềm ArcGIS, QGIS để xử lý ảnh viễn thám LandSat-7, LandSat-8, chiết xuất, thành lập các bản đồ, dữ liệu phục vụ xây dựng bản đồ hệ sinh thái đất ngập nước, các bản đồ phục phụ đánh giá mức độ ưu tiên bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái đất ngập nước.

Thông qua nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện đã góp phần hỗ trợ Tổng cục Môi trường trong việc ban hành quy trình thành lập bản đồ phân vùng ưu tiên bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái đất ngập nước; các đơn vị khác triển khai các dự án điều tra, đánh giá tình trạng xâm hại, phát hiện các nguyên nhân gây suy thoái vùng đất ngập nước, lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ nhằm khắc phục tình trạng suy thoái các hệ sinh thái…

Ứng dụng công nghệ GIS thành lập bản đồ phân loại đất ngập nước
Vùng đất ngập nước có vai trò rất lớn đối với con người và thiên nhiên

Đặc biệt, đối với kinh tế - xã hội và môi trường, việc đề xuất được bộ tiêu chí đánh giá mức độ ưu tiên bảo vệ, phục hồi theo từng mục tiêu cụ thể cũng như đề xuất được quy trình ứng dụng công nghệ GIS, viễn thám và phân tích cảnh quan thành lập bản đồ phân vùng ưu tiên bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái đất ngập nước đã cung cấp cơ sở khoa học và phương pháp luận cho việc xác định mức độ cần ưu tiên bảo vệ, cần ưu tiên phục hồi của từng hệ sinh thái đất ngập nước.

Nhóm nghiên cứu cũng kiến nghị Bộ TN&MT có những nghiên cứu tiếp theo với sự tham gia nhiều hơn nữa của các chuyên gia về đa dạng sinh học, đặc biệt là các chuyên gia về cảnh quan học trước khi ban hành Bộ tiêu chính đánh giá mức độ ưu tiên bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước và Quy trình ứng dụng công nghệ GIS, viễn thám và phân tích cảnh quan thành lập bản đồ phân vùng ưu tiên bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái đất ngập nước làm cơ sở cho việc đánh giá, xác định và quy hoạch các khu bảo tồn, vạch ra các kế hoạch hành động cho từng khu vực với mức độ ưu tiên phù hợp.

Việt Khang/Báo TN&MT

Tags công nghệ GIS bản đồ đất ngập nước viễn thám Đồng Tháp Mười phần mềm ArcGIS QGIS

Các tin khác

Từ thân cây thanh long, một loại thực vật phổ biến của Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại màng mỏng chitosan làm bao bì đóng gói với đặc tính kháng khuẩn vượt trội.

Theo ước tính, tổng trữ lượng carbon hữu cơ của các thảm cỏ biển ở Việt Nam đạt hơn 878 nghìn tấn, tương ứng với khoảng 3,2 triệu tấn CO2 hoặc 3,2 triệu tín chỉ carbon, có giá trị lên tới hơn 64 triệu USD trên thị trường.

Hiện nay, cầu lương thực của cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng ngày càng tăng. Trồng lúa ba vụ/năm đã giúp cho sản lượng lúa tăng lên đến 14-16 tấn/ha/năm, bù đắp được lượng lúa bị giảm do đất trồng lúa bị sử dụng vào mục đích khác (Nguyễn Bảo Vệ, 2010).

Hệ thống xử lý rác thải y tế bằng công nghệ hấp nhiệt ướt có thể đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện tự xử lý hay các mô hình tập trung từ 0,5 - 1 tấn và 2 - 10 tấn/ngày tùy quy mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục