Cho bò ăn rong biển để làm giảm khí mê-tan

  • Cập nhật: Chủ nhật, 16/7/2023 | 1:10:12 PM

QLMT - Các nhà nghiên cứu tại CSIRO và Đại học California, Davis (UCD) (Mỹ) đã chỉ ra rằng, việc bổ sung một chút rong biển vào thức ăn chăn nuôi của gia súc có thể làm giảm đáng kể lượng khí mê-tan chúng thải ra.

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm trong 5 tháng với việc cho 21 con bò ăn rong biển Asparagopsis taxiformis theo những khối lượng khác nhau. Đây là một loài rong biển mọc ở vùng biển nhiệt đới của Australia. Mục đích của thí nghiệm nhằm tìm hiểu cách rong biển phá vỡ các enzym trong ruột động vật tạo ra khí mê-tan.

Rong biển Asparagopsis
Rong biển Asparagopsis. Ảnh: anbollenessor.files.wordpress.com

Trong thời gian đó, cứ 4 lần một ngày, các nhà nghiên cứu sẽ đo nồng độ khí mê-tan trong hơi thở của bò bằng cách cho chúng ăn nhờ thiết bị chuyên dụng.

Kết quả cho thấy, những con bò ăn rong biển với liều lượng khoảng 80g ợ ra khí mê-tan ít hơn 82% so với thông thường. Trong khi đó, trọng lượng của chúng không có sự khác biệt so với những con bò không ăn rong biển.

Điều quan trọng là, hiệu quả của quá trình khử khí mê-tan không giảm trong thời gian thử nghiệm kéo dài 5 tháng. Hơn nữa, mùi vị của thịt hoặc sữa của bò không bị thay đổi so với những cá thể không ăn rong biển. 

Kết quả nghiên cứu mở ra hướng mới trong mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của ngành chăn nuôi.

Nông nghiệp là ngành tạo ra nhiều khí đốt nhất. Trong đó, gia súc thải ra 37% khí mê-tan. Mê-tan có thể không phải là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh như cacbon điôxít, nhưng nó đóng góp vào tình trạng này. Trong khoảng 20 năm, mê-tan giữ nhiệt nhiều hơn 84 lần so với CO2. 

BẢO NGỌC

Tags khí mê-tan chăn nuôi rong biển

Các tin khác

Nhà nghiên cứu Phạm Thị Diệu My và cộng sự tại Viện Khoa học Môi trường và Địa lý, Đại học Potsdam, Đức đã thực hiện thành công một nghiên cứu về hiệu quả của hệ thống cảnh báo sớm thiên tai ở vùng sâu vùng xa và nông thôn của Việt Nam.

Các nhà khoa học cảnh báo về tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái các dòng sông lớn ở châu Á và cần thiết của sự hợp tác và chia sẻ dữ liệu giữa các quốc gia.

Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Communications cho biết các nhà khoa học đã phát triển thành công loại nhựa tự phân hủy mới, được kỳ vọng sẽ giảm thiểu ô nhiễm nhựa một cách đáng kể. Tuy nhiên không phải ai cũng tin tưởng vào giải pháp này.

Việc tận dụng phế phẩm gỗ và rác thải nhựa để sản xuất vật liệu composite gỗ - nhựa là một phương pháp sáng tạo trong việc quản lý chất thải, đảm bảo sự bền vững của ngành công nghiệp gỗ, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự