QLMT - Các nhà khoa học cảnh báo về tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái các dòng sông lớn ở châu Á và cần thiết của sự hợp tác và chia sẻ dữ liệu giữa các quốc gia.
Theo trang science.org, các dòng sông lớn như sông Ấn, sông Hằng và sông Brahmaputra đang phải đối mặt với nhiều thách thức do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là tình trạng tan chảy các sông băng và biến đổi mô hình lượng mưa. Việc quản lý hiệu quả các dòng sông này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ và chia sẻ dữ liệu giữa các quốc gia liên quan.
Người dân cầu nguyện tại sông Hằng đúng dịp con sông này bị ô nhiễm nghiêm trọng. Lớp"bông tuyết” này được tạo thành bởi sự ô nhiễm của các nhà máy công nghiệp, nước thải sinh hoạt. Ảnh: Ahmad Masood.
Các báo cáo mới từ ICIMOD và Australian Water Partnership nêu rõ tình trạng nguy cơ to lớn mà biến đổi khí hậu đang gây ra cho bảy quốc gia dọc theo các dòng sông thuộc châu Á.
Hiện tại, các quốc gia chưa sẵn sàng chia sẻ dữ liệu, điều này gây khó khăn trong việc đưa ra các quyết định quản lý và phát triển hiệu quả.
Mặc dù đã có các hiệp ước chung như Hiệp ước sông Hằng và Hiệp ước sông Ấn, nhưng việc thực thi và chia sẻ dữ liệu vẫn còn nhiều hạn chế. Thiếu dữ liệu chính xác và khả năng tiếp cận dữ liệu thủy văn đang là một thách thức lớn đối với các quốc gia trong khu vực.
Các báo cáo đề xuất cần có sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm cả giới khoa học, chính quyền và cộng đồng, dựa trên các dữ liệu khoa học để đưa ra các quyết định chính sách và quản lý hợp lý.
Trong bối cảnh nguy cơ từ biến đổi khí hậu, việc quản lý và bảo vệ các dòng sông lớn ở châu Á đòi hỏi sự hợp tác và chia sẻ thông tin hiệu quả giữa các quốc gia. Đây là thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội để các bên liên quan cùng nhau tìm ra các giải pháp bền vững và phù hợp với tình hình hiện tại và tương lai của khu vực.
LÂM HÀ
Tags
dòng sông
biến đổi khí hậu
chia sẻ dữ liệu
châu Á
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.