Phát hiện một loài sinh vật mới dưới đáy biển Việt Nam

  • Cập nhật: Chủ nhật, 2/7/2023 | 7:33:38 AM

QLMT - Theo một nghiên cứu được công bố ngày 16/6 trên Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Hàng hải, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một loài bọt biển mới dưới đáy biển Vịnh Hạ Long.

Loài bọt biển mới có tên là Cladocroce pansinii. Nghiên cứu cho hay, bọt biển Cladocroce pansinii "nói chung là khá lớn" với hình dạng là hình ống. Sống trong khu vực vịnh được bảo vệ khỏi thời tiết khắc nghiệt, bọt biển đạt kích thước khoảng 20 cm. Hình dạng của chúng rất đa dạng nhưng hầu hết đều có màu "xanh nhạt".

Loài bọt biển mới phát hiện tại Vịnh Hạ Long của Việt Nam
Loài bọt biển mới phát hiện tại Vịnh Hạ Long của Việt Nam.

Bọt biển phát triển mạnh trong nhiều vùng khí hậu và đại dương, từ nhiệt đới đến vùng cực, và có thể tồn tại ở tất cả các vĩ độ. Chúng hiện diện từ khu vực bãi triều xuống đến vùng sâu nhất của biển, kể cả trong những hang động biển thiếu ánh sáng.

Trên thế giới, có hơn 5.000 loài bọt biển tồn tại, với những hình dạng, màu sắc, kích thước, cấu trúc và tuổi đời khác nhau. Thời gian tồn tại của chúng có thể từ vài tháng đến hai mươi năm hoặc lâu hơn.

Việc phát hiện ra loài bọt biển mới giúp bổ sung thêm "kho từ điển" về đa dạng sinh học của Việt Nam, đồng thời giúp các nhà khoa học hiểu thêm về các sinh vật biển vùng nhiệt đới.

LÂM HÀ

Tags sinh vật mới Vịnh Hạ Long bọt biển

Các tin khác

Nhà nghiên cứu Phạm Thị Diệu My và cộng sự tại Viện Khoa học Môi trường và Địa lý, Đại học Potsdam, Đức đã thực hiện thành công một nghiên cứu về hiệu quả của hệ thống cảnh báo sớm thiên tai ở vùng sâu vùng xa và nông thôn của Việt Nam.

Các nhà khoa học cảnh báo về tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái các dòng sông lớn ở châu Á và cần thiết của sự hợp tác và chia sẻ dữ liệu giữa các quốc gia.

Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Communications cho biết các nhà khoa học đã phát triển thành công loại nhựa tự phân hủy mới, được kỳ vọng sẽ giảm thiểu ô nhiễm nhựa một cách đáng kể. Tuy nhiên không phải ai cũng tin tưởng vào giải pháp này.

Việc tận dụng phế phẩm gỗ và rác thải nhựa để sản xuất vật liệu composite gỗ - nhựa là một phương pháp sáng tạo trong việc quản lý chất thải, đảm bảo sự bền vững của ngành công nghiệp gỗ, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự