QLMT - Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, nếu phát triển kinh tế xanh, mỗi năm Việt Nam cần nguồn lực là 6,8% GDP, tức là khoảng 28 - 30 tỷ USD.
Đó là thông tin được đưa ra tại Diễn đàn "Xây dựng cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” ngày 12/6 vừa qua. Phát biểu tại diễn đàn, ông Dennis Quennet - Giám đốc chương trình cải cải kinh tế vĩ mô, tăng trưởng xanh, Tổ chức phát triển quốc tế Đức (GIZ) cho biết, cần có cơ chế, chính sách rõ ràng về thuế, phí, tiếp cận đất đai, tín dụng để một mặt thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, mặt khác có chế tài rất mạnh để xử lý doanh nghiệp vi phạm về môi trường, phát triển bền vững...
Ảnh minh hoạ. ITN
Vấn đề tiếp theo là phải huy động nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế xanh. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, nếu phát triển kinh tế xanh, mỗi năm Việt Nam cần nguồn lực là 6,8% GDP, tức là khoảng 28 - 30 tỷ USD. Theo đó, nguồn vốn ngân sách Nhà nước chỉ có thể đáp ứng khoảng 1/3 nguồn lực, 2/3 còn lại phải huy động nguồn lực tư nhân ở trong và ngoài nước.
Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về nguồn tài chính dành cho phát triển kinh tế tuần hoàn, tiến sĩ Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh cho biết: Nguồn tài chính dành cho phát triển kinh tế tuần hoàn của doanh nghiệp trên thế giới khá đa dạng, bao gồm: Nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức quốc tế (UNDP, IMF, WB, ADB...); nguồn vốn ngân sách, vốn đầu tư phát triển của Chính phủ, địa phương; nguồn vốn của doanh nghiệp (vốn tự có, huy động từ thị trường chứng khoán...; nguồn vốn từ đầu tư trực tiếp và gián tiếp (vốn FDI, vốn FII...); nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Trong đó, nguồn vốn từ trái phiếu và quỹ đầu tư bền vững chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các nguồn vốn phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn...
Theo tiến sĩ Võ Trí Thành: Chuyển động tài chính xanh của Việt Nam thời gian qua đã đạt một số tín hiệu tích cực. Từ năm 2021, Việt Nam tham gia các tiêu chuẩn trái phiếu xanh, bền vững ASEAN. Tín dụng xanh từ 2017 – 2022 tăng 22%/năm, dư nợ được đánh giá rủi ro có tính đến ESG (môi trường, xã hội và quản trị) chiếm gần 20% dư nợ nền kinh tế. Tuy nhiên, những con số này vẫn ở mức sơ khai, nhìn nhận về tài chính xanh còn mờ nhạt. Trong khi đây là yếu tố quan trọng, cần có cơ chế rõ ràng hơn và an toàn trong luật, chính sách.
Vì vậy theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh, kinh tế tuần hoàn và tài chính xanh phải là một trọng tâm trong tăng trưởng xanh; thúc đẩy, hỗ trợ phát triển kinh tế tuần hoàn như một lĩnh vực đầu tư gắn với tăng hiệu quả chuỗi cung ứng, cụm liên kết ngành và đổi mới sáng tạo; tập trung nỗ lực "xanh hoá” tài chính; lộ trình phát triển hệ thống tài chính xanh qua 3 giai đoạn, trong đó, tiến tới mục tiêu cuối cùng đến năm 2050 sẽ vận hành toàn diện hệ thống tài chính xanh với 4 trụ cột chính: (1) Trung gian tài chính xanh, (2) Các công cụ huy động vốn xanh, (3) Các doanh nghiệp đầu tư xanh và (4) Thị trường tài chính xanh.
BẢO NGỌC
Tags
kinh tế xanh
kinh tế tuần hoàn
cơ chế tài chính
nguồn vốn
Đến nay, Việt Nam còn thiếu các sản phẩm tài chính xanh đặc thù và cụ thể. Hơn nữa, hành lang pháp lý đã khá hoàn thiện song về tổng thể lại thiếu nhất quán, như phân loại xanh và xác nhận dự án xanh…
LTS: Tại hội thảo khoa học chủ đề “Nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM, Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TP.HCM phối hợp tổ chức, một số nhà khoa học đã đề xuất xây thêm 2 hồ chứa trên địa bàn khu vực.
LTS: Tại hội thảo khoa học chủ đề “Nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM, Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TP.HCM phối hợp tổ chức, một số nhà khoa học đã đề xuất xây thêm 2 hồ chứa trên địa bàn khu vực.
Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14064 về Hệ thống quản lý xác minh và tính toán khí nhà kính là yêu cầu tất yếu từ thực tiễn. ISO 14064 đưa ra các hướng dẫn và yêu cầu rõ ràng về định lượng và xác minh lượng phát thải trong kiểm kê khí nhà kính với 3 tiêu chuẩn con: ISO 14064-1, 14064-2, 14064-3.