Ngành TN&MT: Đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của đất nước

  • Cập nhật: Thứ sáu, 15/7/2022 | 3:13:10 PM

Ngày 13/7/2022, tại Hà Nội, Bộ TN&MT đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2022 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng các Thứ trưởng: Võ Tuấn Nhân, Trần Quý Kiên, Lê Minh Ngân chủ trì Hội nghị.

Ngành TN&MT: Đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của đất nước- Ảnh 1
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng các Thứ trưởng chủ trì Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Bộ đã thực hiện tốt chủ đề điều hành "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển", triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách. Các đơn vị trực thuộc Bộ đã bám sát các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ tập trung thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022. Đồng thời, tiếp tục đề xuất hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh phát huy các nguồn lực tài nguyên, BVMT, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu cho phục hồi và phát triển sau đại dịch.

Đối với hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thành việc tổng kết 2 Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị về đất đai và khoáng sản, trên cơ sở đó Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bộ cũng đã tập trung thể chế hóa trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và đề xuất các chính sách trong đề nghị sửa đổi Luật Khoáng sản. Đồng thời, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 3/4 văn bản trong chương trình; 2 văn bản thuộc Chương trình chuyển tiếp từ năm 2021; Tiếp thu giải trình, hoàn thiện để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 4 nghị định, 1 Quyết định; Bộ trưởng đã ban hành 8 Thông tư…

Trong công tác cải cách hành chính (CCHC), thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 721/QĐ-TTg  phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ TN&MT, theo đó, đề nghị bãi bỏ, đơn giản hóa 153 TTHC trên tổng số 178 TTHC được rà soát (đạt 85%). Chi phí tuân thủ dự kiến tiết kiệm được khi thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa TTHC là 131.622 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 21,9% trên tổng chi phí tuân thủ quy định TTHC). Bộ đã công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường trong đó cắt giảm, đơn giản hóa 40% TTHC, giảm thời gian thực hiện các TTHC từ 20 - 85 ngày. Về CCHC của Bộ năm 2021 (Paindex) đạt 87.14/100 điểm, xếp thứ 6 trên tổng số 17 các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Đặc biệt, triển khai Kế hoạch chuyển đổi số ngành TN&MT, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ Dự án tiền khả thi xây dựng cơ sở dữ liệu TN&MT; triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030 (theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022); Đề án xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc TN&MT; Đề án xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành về đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Về thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, Bộ đã thực hiện 6 cuộc kiểm tra, tập trung vào: tình trạng phân lô, bán nền, chuyển mục đích đất lúa, giao khu vực biển và cấp giấy phép nhận chìm ở biển, công tác cấp phép, đấu giá quyền khai thác khoáng sản, khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với việc thực hiện nhiệm vụ được phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.

Đối với lĩnh vực môi trường, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; Hoàn thiện Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam hướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn; Nghiên cứu các cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư đẩy nhanh việc cải tạo, phục hồi các lưu vực sông bị ô nhiễm; Xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, hướng dẫn mô hình, công nghệ xử lý, tái chế xử lý chất thải rắn thân thiện môi trường; Xây dựng kế hoạch xử lý, cải tạo, phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng. Đặc biệt, Bộ đã hoàn thành việc xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT năm 2020; tuyên truyền, tập huấn các địa phương để tổ chức triển khai trong thực tiễn.

Công tác BVMT trên phạm vi cả nước cũng đã có những chuyển biến tích cực, sự quan tâm, nhận thức của cộng đồng đối với công tác BVMT được nâng cao. Kết quả, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị ước đạt 94,71%, nông thôn đạt 83%, cao hơn mục tiêu; 91% số khu công nghiệp đang hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; thực hiện giám sát chặt chẽ môi trường đối với các dự án, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố ô nhiễm môi trường cao; hoàn thành xử lý triệt để 372/435 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phối hợp với Bộ Công an kiểm tra xử lý tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải; triển khai kế hoạch, biện pháp cụ thể với sự tham gia liên ngành và địa phương để giải quyết tình trạng gia tăng ô nhiễm lưu vực sông…

Ngành TN&MT: Đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của đất nước- Ảnh 2
Quang cảnh Hội nghị

Nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, trong 6 tháng cuối năm 2022, Bộ TN&MT tăng cường công tác phối hợp, chủ động nắm bắt tình hình, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc từ địa phương; Tập trung hoàn thành việc xây dựng trình các đề án, văn bản quy phạm pháp luật còn lại trong Chương trình công tác, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ; Hoàn thành việc kiện toàn tổ chức bộ máy của các đơn vị trực thuộc Bộ ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT bảo đảm các đơn vị sau khi kiện toàn, sắp xếp hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt…

Trong lĩnh vực môi trường, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, vận động, hình thành các cộng đồng dân cư văn hóa, văn minh môi trường, sinh thái; ban hành hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia và hướng dẫn công nghệ xử lý rác thải; Đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra về BVMT, đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường, tập trung vào các nhóm đối tượng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; Nghiên cứu cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư đẩy nhanh việc cải tạo, phục hồi các lưu vực sông bị suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt...

Ngoài ra, hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập Bộ TN&MT, các đơn vị trực thuộc Bộ cần chủ động, bám sát chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt, đề xuất tổ chức các hoạt động bảo đảm ý nghĩa, thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả. Đồng thời, phát động phong trào thi đua, lao động, sản xuất, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao tạo không khí vui tươi, phấn khởi để lập thành tích chào mừng 20 năm ngày thành lập Bộ.

Theo Tạp chí Môi trường

Các tin khác

Theo các chuyên gia, ngoài việc hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế thì việc các dự án phát triển hạ tầng giao thông, thậm chí là dự án thoát nước chậm triển khai cũng là nguyên nhân khiến công tác tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng gặp nhiều khó khăn.

Liên quan đến việc xây đập dâng trên sông Hồng, đại biểu Quốc hội Phạm Quang Huân cho biết khi làm đập dâng trên sông Hồng sẽ thay đổi dòng chảy, từ đó làm ảnh hưởng tới sinh thái phía hạ lưu, nguy cơ nước mặn sẽ xâm nhập trở lại. Vì vậy, cơ quan chuyên môn cần phải nghiên cứu, đánh giá để tìm ra phương án tối ưu...

Tiếp theo bài viết 'Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8' đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

Đi kèm với lợi ích của việc sử dụng năng lượng mặt trời là sự tăng lên đáng kể của lượng rác thải điện tử từ các tấm pin năng lượng mặt trời thải bỏ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự