Bộ Công Thương đề xuất làm tiếp dự án điện mặt trời không có ở Quy hoạch 8

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/7/2022 | 10:34:13 AM

Theo Bộ Công Thương, việc tiếp tục triển khai này có tính đến yếu tố rủi ro về pháp lý có thể phát sinh trong trường hợp giãn tiến độ của các dự án được chấp nhận nhà đầu tư.

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát một số nội dung tại dự thảo Quy hoạch điện 8.

Theo Bộ này, Quy hoạch điện 8 đã không đưa các nguồn điện mặt trời đã được phê duyệt bổ sung Quy hoạch điện 7 điều chỉnh nhưng chưa vận hành vào cân đối cung – cầu điện năng.


Trong trường hợp được Thủ tướng chấp thuận, Bộ Công Thương cho biết các dự án tiếp tục triển khai trong giai đoạn năm 2030 (Ảnh: Dương Phong).

"Tuy nhiên, xét tới các rủi ro về pháp lý có thể phát sinh trong trường hợp giãn tiến độ của các dự án được chấp nhận nhà đầu tư và các nguồn điện mặt trời là nguồn điện năng lượng tái tạo… nên cần được xem xét để triển khai”, Bộ Công Thương nêu quan điểm. Tuy nhiên, việc triển khai được lưu ý phải được kiểm soát chặt chẽ.

Trong văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Công Thương đã đề nghị được xem xét chấp thuận tiếp tục cho phép triển khai để đưa vào vận hành trong giai đoạn đến năm 2030 các dự án/phần dự án đã hoàn thành thi công với tổng công suất khoảng 452.62 MW và các dự án đã được quy hoạch, đã được chấp thuận nhà đầu tư với tổng công suất khoảng 1.975,8 MW nhưng chưa vận hành.

Tuy nhiên, Bộ này cũng cho rằng, các dự án đó cần phải tuân thủ theo đúng các quy định về đầu tư, xây dựng, bám sát khả năng hấp thụ của hệ thống điện quốc gia và khả năng giải tỏa công suất của lưới điện, tuân thủ theo đúng cơ chế giá điện tại thời điểm đưa vào vận hành, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả dự án theo cơ chế được duyệt.

Trong trường hợp được Thủ tướng chấp thuận, Bộ Công Thương cho biết các dự án tiếp tục triển khai trong giai đoạn năm 2030, tổng công suất nguồn điện của hệ thống năm 2030 khoảng 133.878,5 MW đối với phương án cơ sở và khoảng 148.358,5 MW đối với phương án phụ tải cao phục vụ điều hành.

Bộ Công Thương cũng kiến nghị giãn tiến độ các dự án điện mặt trời đã được quy hoạch nhưng chưa được chấp thuận nhà đầu tư với công suất 4.136,25 MW sang giai đoạn sau năm 2030.

Theo đó, định kỳ hàng năm thực hiện rà soát, tính toán khả năng hấp thụ của hệ thống điện quốc gia và khả năng giải tỏa công suất cục bộ, vận hành an toàn kinh tế của hệ thống.

Trường hợp cần thiết xem xét báo cáo Chính phủ cho phép đẩy lên giai đoạn trước năm 2030 nếu các nguồn khác chậm tiến độ để đảm bảo cung ứng điện cho kinh tế – xã hội và tranh thủ mức giá ngày càng rẻ của điện mặt trời, Bộ Công Thương cho hay.

Bộ Công Thương cũng đã đưa ra dự báo nhu cầu tiêu dùng điện đến năm 2030 theo 3 kịch bản: thấp, trung bình và cao. Các kịch bản này tương ứng với tăng trưởng GDP ở từng giai đoạn.

Sau khi tính toán, Bộ Công Thương đề xuất Quy hoạch điện 8 điều hành theo phương án kịch bản phụ tải cao, có dự phòng 15% công suất nguồn điện nếu thực tế việc phát triển các nguồn điện công suất lớn chỉ đạt 85% quy hoạch.

Cụ thể phụ tải điện sẽ tăng 9,84% một năm 2021-2025 (tương ứng GDP tăng 7,5% một năm) và 8,88% mỗi năm 2026-2030, với GDP tăng 7,2% một năm vào 2026-2030. Năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện đạt 145.930 MW (không tính điện mặt trời mái nhà và các nguồn đồng phát).

Còn về quy hoạch điện khí LNG nhập khẩu, Bộ Công Thương khẳng định, các dự án LNG dự kiến phát triển trong Quy hoạch điện 8 đến năm 2030 với tổng công suất 23.900 MW (chiếm 16,4%) là cần thiết.

Đối với nhu cầu cần nhập khẩu LNG dự kiến là 14-18 tỷ m3 vào năm 2030 và 13-16 tỷ m3 vào năm 2045 (cao hơn mục tiêu Nghị quyết 55), Bộ Công Thương kiến nghị, Thủ tướng Chính phủ cân nhắc sự cần thiết xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị hoặc hướng dẫn của Ban Kinh tế Trung ương về các chỉ tiêu nêu trên trước khi phê duyệt Quy hoạch điện 8.

Theo dantri

Tags Bộ Công Thương điện mặt trời Quy hoạch 8

Các tin khác

Theo các chuyên gia, ngoài việc hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế thì việc các dự án phát triển hạ tầng giao thông, thậm chí là dự án thoát nước chậm triển khai cũng là nguyên nhân khiến công tác tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng gặp nhiều khó khăn.

Liên quan đến việc xây đập dâng trên sông Hồng, đại biểu Quốc hội Phạm Quang Huân cho biết khi làm đập dâng trên sông Hồng sẽ thay đổi dòng chảy, từ đó làm ảnh hưởng tới sinh thái phía hạ lưu, nguy cơ nước mặn sẽ xâm nhập trở lại. Vì vậy, cơ quan chuyên môn cần phải nghiên cứu, đánh giá để tìm ra phương án tối ưu...

Tiếp theo bài viết 'Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8' đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

Đi kèm với lợi ích của việc sử dụng năng lượng mặt trời là sự tăng lên đáng kể của lượng rác thải điện tử từ các tấm pin năng lượng mặt trời thải bỏ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự