Mô hình nuôi chim công Má vàng (Việt Nam) của Cựu chiến binh Dương Văn Đợi ở TDP Hòa Trong, Thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên (Bắc Giang).
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022( có hiệu lực ngay lập tức) sửa đổi, bổ xung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi ( gọi tắt là " Nghị định 07”. Trong đó, Nghị định này đã sửa đổi, bổ xung một số điều của Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp ( gọi tắt là "Nghị định 35”).
Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022 ( gọi tắt là " Nghị định 118”) và thay thế nhiều biểu mẫu hiện các cơ quan chức năng đang sử dụng trong quá trình xử lý các vi phạm hành chính về ĐVHD như: Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự; Quyết định trưng cầu giám định…
Lực lượng Kiểm lâm Tân - Việt - Hòa phối hợp với BQL Bảo tồn Tây Yên Tử thả cá thể khỉ vàng do người dân tự nguyện giao nộp về rừng tự nhiên Tây Yên Tử, thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang).
Trao đổi với ông Giáp Anh Đông, Hạt trưởng, Hạt Kiểm lâm Tân - Việt - Hòa cho biết: "Nghị định số 07/2022/NĐ-CP vừa qua, được Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2019/NĐ-CP để các cơ quan chức năng áp dụng thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Có thể hiểu rằng vi phạm đối với hầu hết các loài ĐVHD bao gồm các loài chim di cư, những loài có hoặc không có phân bố tự nhiên tại Việt Nam mà chưa xác định được có phải động vật rừng thông thường không đều đã có quy định chế tài xử lý. (Trừ các loài động vật không thuộc đối tượng quản lý như ĐVHD ban hành kèm theo Quyết định số 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Một số Điểm, Khoản, Điều của Nghị định 07/2022/NĐ-CP có được bổ xung thêm các hành vi vi phạm và mức độ vi phạm mà vẫn giữ nguyên mức tiền xử phạt VPHC, đồng thời có một số thay đổi mức tiền xử phạt VPHC. Sửa đổi, bổ xung thay đổi xử lý một số các hành vi như: Xử lý vi phạm liên quan đến động vật hoang dã (ĐVHD); Xử lý hành vi mang công cụ, dụng cụ vào rừng; thay đổi mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm; thay đổi xử phạt liên quan đến thời điểm xuất trình hồ sơ lâm sản; phân định rõ hành vi tàng trữ lâm sản trái pháp luật với hành vi nuôi nhốt động vật rừng trái quy định; xử lý hành vi xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản trái pháp luật; xử lý hành vi liên quan đến quản lý Hồ sơ lâm sản; xử lý hành vi không đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng.
Những điểm mới thay đổi của Nghị định đã góp phần, nâng cao trách nhiệm, thẩm quyền thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng. Đồng thời nâng cao tính giáo dục, răn đe các loại đối tượng, tội phạm buôn bán các loài thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm hoặc các loài thuộc Phụ lục CITES. Đồng thời tuyên truyền các cơ sở cá nhân, hộ gia đình và tổ chức gây nuôi các loài động thực vật rừng thuộc danh mục nêu trên nghiêm túc chấp hành theo quy định của pháp luật”.
Trần Ngọc Sơn
Hạt Kiểm lâm Tân - Việt - Hòa