Thống nhất các quy định xử phạt về môi trường, tránh chống chéo với các Nghị định

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/9/2021 | 11:12:49 PM

QLMT - Bộ Công Thương vừa có văn bản với nhiều ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến góp ý.

Tại văn bản góp ý, Bộ Công thương cho rằng hiện nay, Chính phủ đang xây dựng nhiều dự thảo Nghị định có liên quan như dự thảo Nghị định về xử lý vi phạm hành chính; Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng. Vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát, thống nhất các quy định, hành vi, mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt… để thống nhất hành vi, tránh trùng lặp, chồng chéo giữa các Nghị định.

Cơ quan chức năng kiểm tra cơ sở gây ô nhiễm môi trường

Cụ thể đối với dự thảo Nghị định, Bộ Công Thương đề xuất cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, gộp các điểm a, b, c khoản 3 Điều 2 dự thảo Nghị định thành một đối tượng chung là "tổ chức kinh tế” theo Luật Đầu tư năm 2020 để bao quát được tổng thể các đối tượng điều chỉnh là "tổ chức”, tránh trường hợp liệt kê không đầy đủ, đồng thời bảo đảm được sự thống nhất với hệ thống pháp luật khác có liên quan. Đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, chỉnh lý điểm d khoản 3 Điều 2 dự thảo Nghị định theo hướng mọi hành vi vi phạm hành chính đều bị xử lý theo quy định của pháp luật để đảm sự bình đẳng của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và phù hợp với nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Điểm đ khoản 3 Điều 28 Dự thảo Nghị định quy định xử phạt hành vi "không khai báo hoặc khai không đúng khối lượng, loại chất thải nguy hại trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc trong nội dung đăng ký môi trường hoặc trong báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định”.

Theo Bộ Công Thương, việc khai báo khối lượng, loại chất thải nguy hại trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường chỉ mang tính chất định tính và dự báo do giấy phép môi trường được cấp trước khi dự án đi vào vận hành chính thức. Vì vậy, việc phát sinh khối lượng, loại chất thải nguy hại thực tế sản xuất không đúng với loại, khối lượng trong hồ sơ cấp giấy phép môi trường là điều được pháp luật cho phép và chủ nguồn thải phải báo cáo về việc thay đổi này. Do vậy nên xem xét bỏ quy định đối với hành vi này.

Bộ cũng đề nghị bỏ cụm từ "kịp thời”, "hiệu quả” tại các nội dung trong Điều 38 do không định lượng và không phù hợp với hoạt động ứng phó sự cố, đặc biệt là các sự cố có thể phát triển theo hướng bất ngờ.

Bộ Công Thương nêu ý kiến, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến trách nhiệm của Bộ Công Thương, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong ngành công thương thực hiện các quy định bảo vệ môi trường nhưng chưa được cập nhật vào dự thảo Nghị định.

Có thể kể đến như: trách nhiệm đăng ký tài khoản khai báo cơ sở dữ liệu môi trường; định kỳ thực hiện khai báo cơ sở dữ liệu đầy đủ nội dung, đúng thời gian quy định; tính chính xác, trung thực đối với các dữ liệu khai báo; bảo mật thông tin tài khoản đã được cấp; trách nhiệm "tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu phát thải khí nhà kính và gửi kết quả kiểm kê khí nhà kính định kỳ 02 năm một lần; xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm; hàng năm, lập báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính để thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; xây dựng lộ trình phù hợp để thay thế, loại bỏ chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính”…

Ngoài ra, trách nhiệm thực hiện phát triển công nghiệp môi trường đang được quy định tại dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Dựa trên những cơ sở đó, Bộ Công Thương đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung trách nhiệm của Bộ Công Thương, của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong ngành công thương thực hiện các quy định bảo vệ môi trường vào dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường…

Đồng Xuân

 

 


Tags góp ý dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính bảo vệ môi trường Bộ Công Thương

Các tin khác

Theo các chuyên gia, ngoài việc hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế thì việc các dự án phát triển hạ tầng giao thông, thậm chí là dự án thoát nước chậm triển khai cũng là nguyên nhân khiến công tác tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng gặp nhiều khó khăn.

Liên quan đến việc xây đập dâng trên sông Hồng, đại biểu Quốc hội Phạm Quang Huân cho biết khi làm đập dâng trên sông Hồng sẽ thay đổi dòng chảy, từ đó làm ảnh hưởng tới sinh thái phía hạ lưu, nguy cơ nước mặn sẽ xâm nhập trở lại. Vì vậy, cơ quan chuyên môn cần phải nghiên cứu, đánh giá để tìm ra phương án tối ưu...

Tiếp theo bài viết 'Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8' đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

Đi kèm với lợi ích của việc sử dụng năng lượng mặt trời là sự tăng lên đáng kể của lượng rác thải điện tử từ các tấm pin năng lượng mặt trời thải bỏ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự