QLMT - Nhiều điểm mới đáng chú ý được đề cập tại Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Cụ thể, quy định mới đã giảm mức phạt đối với hành vi vứt rác, đi vệ sinh cá nhân một cách bừa bãi tại khu chung cư, thương mại nói riêng và nơi công cộng nói chung. Cụ thể như sau:
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng (hiện nay, bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng) đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
2.Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng (hiện nay, bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng) đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (hiện nay, bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng) đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng; trừ trường hợp vứt, thải rác thải sinh hoạt, trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt, đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (hiện nay, bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng).
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính nêu trên là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.
Ảnh: Lê Minh Thể
Nghị định 55/2021/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/7/2021.
Ban biên tập Môi trường và Đô thị Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị định 55/2021/NĐ-CP tới bạn đọc.
TÙNG ANH
Tags
Nghị định 55/2021/NĐ-CP
xử phạt vi phạm
bảo vệ môi trường
xử phạt
vi phạm
Đến nay, Việt Nam còn thiếu các sản phẩm tài chính xanh đặc thù và cụ thể. Hơn nữa, hành lang pháp lý đã khá hoàn thiện song về tổng thể lại thiếu nhất quán, như phân loại xanh và xác nhận dự án xanh…
LTS: Tại hội thảo khoa học chủ đề “Nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM, Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TP.HCM phối hợp tổ chức, một số nhà khoa học đã đề xuất xây thêm 2 hồ chứa trên địa bàn khu vực.
LTS: Tại hội thảo khoa học chủ đề “Nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM, Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TP.HCM phối hợp tổ chức, một số nhà khoa học đã đề xuất xây thêm 2 hồ chứa trên địa bàn khu vực.
Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14064 về Hệ thống quản lý xác minh và tính toán khí nhà kính là yêu cầu tất yếu từ thực tiễn. ISO 14064 đưa ra các hướng dẫn và yêu cầu rõ ràng về định lượng và xác minh lượng phát thải trong kiểm kê khí nhà kính với 3 tiêu chuẩn con: ISO 14064-1, 14064-2, 14064-3.