Hiểu cho đúng thế nào là một điểm dừng chân ngắm cảnh

  • Cập nhật: Thứ bảy, 26/12/2020 | 9:00:38 AM

QLMT - Nhầm lẫn ngay từ đầu: chúng ta đang cố tình hiểu điểm dừng chân là công trình dịch vụ nên vẫn cho phép công trình Mã Pì Lèng Panorama được giảm chức năng lưu trú, vẫn còn chức năng nhà hàng, cafe quy mô lớn (7 tầng). Nếu còn sự nhầm lẫn này thì sẽ còn nhiều cái sai tiếp tục xảy ra trên tuyến đường du lịch quan trọng này của Hà Giang, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của Mã Pì Lèng còn bị nhiều lần phá vỡ.

Khái niệm: Điểm dừng chân ngắm cảnh, trạm dừng chân: Là một công trình kiến trúc nhỏ với chức năng gồm: Vệ sinh công cộng, take away cafe, vị trí ngắm cảnh, ghế nghỉ. Điểm ngắm cảnh thường chưa thể gọi là công trình kiến trúc do nó chưa đầy đủ mái, tường và nó thường rỗng để không cản view từ nơi khác nhìn qua công trình.

Bài này xin nêu 3 ví dụ về điểm dừng chân và điểm dừng chân ngắm cảnh của Na Uy, một đất nước Bắc Âu có điều kiện thiên nhiên đặ biệt và họ cũng đặc biệt chân trọng thiên nhiên.

Case study 01: Điểm dừng chân Krekke (Krekke Rest Stop Area)

Công trình xuất hiện trong thiên nhiên theo một cách nhẹ nhàng, gợi thiên nhiên và gợi một chút chất cảm của kiến trúc

diem-dung-chan-du-lich

Krekke là nơi dừng chân nghỉ ngơi dọc theo con đường chính xuyên qua Gudbrandsdalen, đây cũng là khu vực công viên cho cộng đồng địa phương của Fåvang, Ringebu. Các không gian chức năng phục vụ được đặt bên trong một bờ kè có tác dụng ngăn tiếng ồn giữa công viên và đường cao tốc. Ánh sáng ban ngày được chiếu xuống khu vực ngồi được bảo vệ bên trong bờ kè thông qua giếng trời hình lăng trụ nhô ra khỏi đỉnh đồi như một tín hiệu cho người qua đường.



Công viên và các khu vực giải trí dốc nhẹ từ bờ kè xuống sông Gudbrandsdalslågen và một con đường được xếp bằng các cột đèn dẫn thẳng từ khu vực dịch vụ xuống bờ sông. Sông Gudbrandsdalslågen gây ngập lụt khu vực công viên hàng năm, nhưng ánh sáng trên đỉnh cột điện luôn trên mực nước an toàn. Trong trường hợp có lũ, hàng đèn sẽ tiếp tục chiếu thẳng ra dòng sông đang chảy, cho biết mực nước lũ.

Case study 02: Norwegian Rest Stop



Đây là một trong những công trình trạm dừng nghỉ được xếp hạng cao trong năm, trạm dừng chân được thiết kế bởi Oslo studio Morfeus Arkitekter, nằm trên đường bờ biển Andoya. Đây là một công trình chỉ có bê tông và gương (kính chiếu thủy)

Toàn bộ cảnh quan đá xuất hiện của tuyến đường tuyệt đẹp chạy qua nó đều có thể phản ánh qua những tấm gương lớn (là các mặt tường của công trình. Cấu trúc bê tông góc cạnh có bức tường bằng kính phản chiếu một chiều cho phép người dùng nhìn ra địa hình một cách hoàn toàn riêng tư khi ở bên trong. Với băng ghế đứng miễn phí và khu vực dã ngoại để thưởng ngoạn quang cảnh biển và núi, đây có tất cả các yếu tố tạo nên một điểm đến cho một chuyến đi kỳ thú trong ngày

diem-dung-chan-du-lich-dung-nghia
Gương 1 chiều: cho phép người bên trong nhìn toàn cảnh không gian

diem-dung-chan-du-lich-dung-nghia-2
Chất liệu: Bê tông xám và gương phản chiếu toàn bộ địa hình, cảnh quan thiên nhiên

Case study 03: Storberget Viewpoint and Rest Stop Area

diem-dung-chan-du-lich-dung-nghia-3

Cục Quản lý Đường bộ Công cộng Na Uy đang phát triển và quản lý một số điểm dừng nghỉ và điểm ngắm cảnh được thiết lập dọc theo các tuyến đường du lịch quốc gia, hoặc để làm nổi bật các điểm tham quan và viễn cảnh cụ thể, hoặc để đánh dấu điểm khởi hành để đi bộ đường dài trong cảnh quan. Có một ý định rõ ràng là đạt được chất lượng kiến ​​trúc cao trong suốt dự án tuyến đường du lịch, và một số kiến ​​trúc sư Na Uy đã tham gia vào các thiết kế khác nhau. Điểm quan sát tại Storberget đánh dấu sự khởi đầu của Tuyến đường Du lịch Quốc gia Havøysund dài 66 km, một đoạn đường nơi PUSHAK cũng đã thiết kế các trạm dừng nghỉ Lillefjord và Snefjord. Storberget được đặc trưng bởi tầm nhìn ra vùng đồng bằng rộng mở xung quanh và đường chân trời phía tây phía trên vịnh Revsbotn và Biển Bắc. Một tấm bê tông sáng theo đường cong của đỉnh đồi mà không chạm đất. Phiến đá có hai tầng với những chiếc ghế dài bằng gỗ tích hợp, nơi du khách có thể ngắm cảnh hoặc nhúng ngón chân vào cây thạch nam. Một lối đi rải sỏi kết nối điểm nhìn đến khu vực đậu xe và đường chính. Tất cả bê tông được đổ tại chỗ, và các chi tiết bằng gỗ là gỗ sồi tự nhiên.

diem-dung-chan-du-lich-dung-nghia-4

Kết luận

Khi chúng ta còn đang tranh cãi: Kiến trúc này đẹp hay xấu, có hài hòa hay không thì chúng ta đã thừa nhận việc chồng khối tích rất lớn lên sườn dốc này là đúng. Nếu chúng ta còn bàn luận về dùng vật liệu nào, hay hình thức mái nào là đã đi vào tới giải pháp kiến trúc rồi. Cái định nghĩa và khái niệm còn đang chưa đúng thì không nên bàn cãi tới giải pháp kiến trúc. Nếu đúng khái niệm, công trình này cần đập bỏ hoàn toàn và cho thiết kế từ đầu, đúng quy mô của một điểm dừng chân ngắm cảnh: Lúc đó công trình sẽ chỉ còn là một đường dẫn nhẹ nhàng 1 đến 2 cote (1-2 tầng), không tạo khối đồ sộ và không chứa các chức năng dịch vụ như hiện nay.

Với vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên vùng Đông Bắc, các kiến trúc sư sẽ rất mong muốn được cống hiến một thiết kế thật sự lãng mạn, có giá trị. Vậy lẽ ra đây sẽ là điểm đánh dấu tuyệt với cho Du lịch Hà Giang nếu đi đúng hướng. Hy vọng với công trình tuy nhỏ này, tỉnh Hà Giang thực sự nghiêm túc, các nhà quản lý thực sự nghiêm túc để chúng ta không còn lặp lại những sai lầm này trong tương lai.


PGS. TS. KTS. Nguyên Hạnh Nguyên,
Đại học Kiến trúc TP.HCM, thành viên nhóm Save Heritage Vietnam (SHV)/ Tạp chí kiến trúc

Tags điểm dừng chân ngắm cảnh Mã Pì Lèng Panorama tuyến đường du lịch Hà Giang

Các tin khác

Đến nay, Việt Nam còn thiếu các sản phẩm tài chính xanh đặc thù và cụ thể. Hơn nữa, hành lang pháp lý đã khá hoàn thiện song về tổng thể lại thiếu nhất quán, như phân loại xanh và xác nhận dự án xanh…

LTS: Tại hội thảo khoa học chủ đề “Nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM, Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TP.HCM phối hợp tổ chức, một số nhà khoa học đã đề xuất xây thêm 2 hồ chứa trên địa bàn khu vực.

LTS: Tại hội thảo khoa học chủ đề “Nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM, Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TP.HCM phối hợp tổ chức, một số nhà khoa học đã đề xuất xây thêm 2 hồ chứa trên địa bàn khu vực.

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14064 về Hệ thống quản lý xác minh và tính toán khí nhà kính là yêu cầu tất yếu từ thực tiễn. ISO 14064 đưa ra các hướng dẫn và yêu cầu rõ ràng về định lượng và xác minh lượng phát thải trong kiểm kê khí nhà kính với 3 tiêu chuẩn con: ISO 14064-1, 14064-2, 14064-3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục