Tham vấn kế hoạch thực hiện dự án phát triển định cư con người và sinh thái gắn với phát triển bền vững

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/12/2020 | 8:50:09 AM

QLMT - Chiều 15/12, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa đã chủ trì Hội nghị tham vấn kế hoạch thực hiện dự án “Nâng cao khả năng chống chịu, phát triển khu định cư con người và sinh thái gắn kết, phát triển bền vững thông qua các can thiệp hạ tầng quy mô nhỏ ở các vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long”.

Tham dự có Giám đốc Văn phòng Chương trình định cư con người Liên hợp quốc tại Việt Nam (UnHabitat Việt Nam); Sở TN&MT tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, đại diện lãnh đạo Viện Công nghệ và Môi trường Hàn Quốc (KEITI) và lãnh đạo một số đơn vị liên quan trực thuộc Bộ TN&MT.


Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Đồng bằng sông Cửu Long là nơi sinh sống của gần 20 triệu người dân, là khu vực sản xuất nông nghiệp và thủy sản quan trọng và lớn nhất Việt Nam, đóng góp đáng kể sản lượng lương thực, thực phẩm cho quốc gia và xuất khẩu. Tuy nhiên,  khu vực này là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của BĐKH.

Chính phủ đã có nhiều quyết sách để hỗ trợ các địa phương ở khu vực này như ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đó, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành đã tích cực triển khai Nghị quyết này và đã được nhiều đối tác quốc tế hỗ trợ.

Thực hiện Nghị quyết 120, Bộ TN&MT đã phối hợp với Chương trình định cư con người Liên hợp quốc xây dựng dự án "Nâng cao khả năng chống chịu, phát triển khu định cư con người và sinh thái gắn kết, phát triển bền vững thông qua các can thiệp hạ tầng quy mô nhỏ ở các vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long” để xin tài trợ từ Quỹ thích ứng (Adaptation Fund) và tháng 7/2020 Văn kiện dự án đã chính thức được Quỹ phê duyệt tài trợ.


Quang cảnh hội nghị

Theo ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Dự án có mục tiêu là tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long thông qua xây dựng khung chính sách mang tính gắn kết chặt chẽ giữa con người và môi trường sinh thái cho từng cấp quản lý của địa phương. Dự án có kinh phí hơn 6.450.000 USD (viện trợ không hoàn lại) và thời gian thực hiện từ năm 2020 – 2023 tại tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu.

Tại buổi làm việc các đại biểu cơ bản nhất trí với kế hoạch triển khai dự án do Vụ pháp chế trình bày, đồng thời tập trung thảo luận về văn kiện Dự án trước khi trình Bộ trưởng Bộ TN&MT phê duyệt. Góp ý vào văn kiện, đại diện Cục Biến đổi khí hậu đề nghị Vụ pháp chế cần rà soát lại kinh phí của các hợp phần, trong đó nên tăng kinh phí thực hiện cho việc xây dựng hạ tầng ở địa phương.

Đại diện Sở TN&MT tỉnh Trà Vinh đề nghị, cần có sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án, trên cơ sở đó, địa phương có thể triển khai thực hiện cho đúng trình tự, thời gian thực hiện.

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa đề nghị Vụ Pháp chế tiếp thu ý kiến của các đại biểu, đồng thời phối hợp với Vụ Kế hoạch tài chính, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Cục Biến đổi khí hậu để hoàn thiện Văn kiện Dự án theo đúng hiệp định đã ký.

Thứ trưởng cũng đề nghị các đơn vị trực thuộc Sở TN&MT tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu cần sớm chuẩn bị các bước để sau khi Văn kiện Dự án được phê duyệt được triển khai kịp thời, đúng tiến độ thời gian, đảm bảo chất lượng, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân.


Theo Trường Giang/ Báo Tài Nguyên & Môi Trường

Tags dự án phát triển định cư con người sinh thái gắn kết

Các tin khác

Đến nay, Việt Nam còn thiếu các sản phẩm tài chính xanh đặc thù và cụ thể. Hơn nữa, hành lang pháp lý đã khá hoàn thiện song về tổng thể lại thiếu nhất quán, như phân loại xanh và xác nhận dự án xanh…

LTS: Tại hội thảo khoa học chủ đề “Nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM, Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TP.HCM phối hợp tổ chức, một số nhà khoa học đã đề xuất xây thêm 2 hồ chứa trên địa bàn khu vực.

LTS: Tại hội thảo khoa học chủ đề “Nước ngọt cho Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM, Hội Khoa học Kinh tế và Quản lý TP.HCM phối hợp tổ chức, một số nhà khoa học đã đề xuất xây thêm 2 hồ chứa trên địa bàn khu vực.

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14064 về Hệ thống quản lý xác minh và tính toán khí nhà kính là yêu cầu tất yếu từ thực tiễn. ISO 14064 đưa ra các hướng dẫn và yêu cầu rõ ràng về định lượng và xác minh lượng phát thải trong kiểm kê khí nhà kính với 3 tiêu chuẩn con: ISO 14064-1, 14064-2, 14064-3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục