Thái Lan lắp máy lọc không khí tại thủ đô Bangkok để giảm bụi mịn

  • Cập nhật: Thứ hai, 6/2/2023 | 4:22:17 PM

QLMT - Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã lắp đặt 13 máy lọc không khí PM2.5 xung quanh thủ đô Bangkok để giảm ô nhiễm bụi mịn trong không khí xuống mức an toàn.

Vừa qua, Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã lắp đặt 13 máy lọc không khí PM2.5 xung quanh thủ đô Bangkok để giảm ô nhiễm bụi mịn trong không khí xuống mức an toàn.

Trước đó, Chính phủ Thái Lan đã khuyến cáo người dân về việc đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và cân nhắc làm việc tại nhà trong hai ngày 2 - 3/2.

PM2.5 là các hạt trong không khí có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già và người mắc bệnh phổi mãn tính. PM2.5 có liên quan đến bệnh tim và phổi cũng như ung thư.

Thái Lan đã đưa ra quy định về mức độ an toàn đối với PM2.5 là 50 microgam/1 m3 không khí (μg/m3).



Bụi bao phủ Bangkok vào sáng. (Ảnh: Bangkok Post)

Hải quân Hoàng gia Thái Lan cho biết các máy lọc không khí này được chế tạo tại Cục Xưởng đóng tàu Hải quân dựa trên nguyên mẫu do Quỹ Rajaprajanugroh phát triển và được đặt ở 13 khu vực của thủ đô có mức độ ô nhiễm không khí cao trong vài ngày qua. Mỗi máy có thể lọc được 5m3 không khí mỗi giây.

Các kết quả thực nghiệm phòng thí nghiệm cho thấy mỗi máy có thể hạ mức PM2.5 trong 144m3 khí xuống dưới mức an toàn là 50 μg/m3 trong vòng 30 phút.

Hải quân Hoàng gia Thái Lan lưu ý thêm rằng các cỗ máy này cũng có thể lọc hầu hết vi trùng, vi khuẩn và virus, bao gồm cả virus SARS-CoV-2, cũng như hydrocarbon thơm ở các khu vực lân cận trong vòng 30 phút. Các thiết bị này đã được Cơ quan Y tế và Khoa học Hải quân kiểm tra về độ an toàn.

Sáng 4/2, Cơ quan Quản lý đô thị Bangkok đã báo cáo rằng mức PM2.5 trong 24 giờ qua dao động từ 28 đến 58 μg/m3 và chất lượng không khí nói chung là tốt.

Mức PM2.5 cao nhất từ 49-58 μg/m3 nằm ở khu vực phía Đông của thủ đô Bangkok, tại các quận Nong Chok, Lat Krabang và Bueng Kum.

Thiên Bảo (T/h)

Tags Thái Lan lắp máy lọc không khí thủ đô Bangkok giảm bụi mịn

Các tin khác

Những năm gần đây, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt với nhiều thách thức do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, quá trình phát triển ở thượng nguồn sông Mê Công... gây tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước, sạt lở, lún sụt...

Biến đổi khí hậu có thể khiến mưa lớn, nắng nóng, hạn hán và cháy rừng trở nên trầm trọng và kéo dài lâu hơn trên khắp thế giới.

Hiện tượng El Niño đang suy yếu, cùng với hiện tượng được gọi là Lưỡng cực Ấn Độ Dương, đang đóng một vai trò nào đó, đặc biệt là gây ra lũ lụt ở Đông Phi, hạn hán ở Nam Phi và nhiệt độ cao ở Đông Nam Á.

Nhiều ngày sau trận mưa lịch sử, Dubai vẫn chìm trong lũ - một ví dụ sâu sắc về việc thế giới đang thua trong cuộc chạy đua "nước rút" với biến đổi khí hậu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự