Phát thải khí nhà kính oxit nitơ ngày càng tăng

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/10/2020 | 1:53:00 PM

QLMT - Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature vào tháng 10/2020, việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón nitơ trong sản xuất nông nghiệp đang làm gia tăng nồng độ oxit nitơ trong khí quyển, một loại khí nhà kính mạnh gấp 300 lần so với carbon dioxide.


Một nông dân đang phun phân đạm lỏng. Ảnh:Wikimedia.

Nhờ sự trợ giúp của 48 cơ quan nghiên cứu ở 14 quốc gia, các nhà khoa học tại Đại học East Anglia (Anh) và Đại học Auburn (Mỹ) tiến hành phân tích tất cả nguồn phát thải oxit nitơ (N2O) chính trên khắp thế giới. Kết quả cho thấy, nồng độ oxit nitơ trong khí quyển hiện đại cao hơn 20% so với thời kỳ tiền công nghiệp – từ 270 phần tỷ (ppb) vào năm 1750 lên 331ppb vào năm 2018. Mức tăng nhanh nhất diễn ra trong nửa thế kỷ qua, chủ yếu do các hoạt động của con người.

"Động lực chính của sự gia tăng N2O trong khí quyển đến từ hoạt động canh tác nông nghiệp để đảm bảo nhu cầu lương thực cho con người và thức ăn cho động vật. Chỉ trong 40 năm qua, lượng nitơ bổ sung vào đất trồng trọt đã tăng khoảng 30%”, Hanqin Tian, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.

Lượng khí thải N2O tăng nhanh nhất ở Đông Á, Nam Á, Châu Phi và Nam Mỹ. Châu Âu là nơi duy nhất có lượng phát thải N2O giảm dần, nhờ áp dụng các biện pháp sử dụng phân bón bền vững hơn trong nông nghiệp.

Theo UPI

Tags Phát thải khí nhà kính phân bón nitơ

Các tin khác

Những năm gần đây, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt với nhiều thách thức do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, quá trình phát triển ở thượng nguồn sông Mê Công... gây tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước, sạt lở, lún sụt...

Biến đổi khí hậu có thể khiến mưa lớn, nắng nóng, hạn hán và cháy rừng trở nên trầm trọng và kéo dài lâu hơn trên khắp thế giới.

Hiện tượng El Niño đang suy yếu, cùng với hiện tượng được gọi là Lưỡng cực Ấn Độ Dương, đang đóng một vai trò nào đó, đặc biệt là gây ra lũ lụt ở Đông Phi, hạn hán ở Nam Phi và nhiệt độ cao ở Đông Nam Á.

Nhiều ngày sau trận mưa lịch sử, Dubai vẫn chìm trong lũ - một ví dụ sâu sắc về việc thế giới đang thua trong cuộc chạy đua "nước rút" với biến đổi khí hậu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự