Quản lý môi trường đô thị – Sự thách thức các nước Đông Nam Á

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/8/2020 | 4:40:29 PM

QLMT - Tiến sĩ Victor R Savage Theo đánh giá dân số vào giữa năm 1994, thì dân số các nước Đông Nam Á là 484 triệu người, trong đó 30% sống ở đô thị. So với mức trung bình thế giới (43%), khu vực Đông Nam Á là một trong số có tỉ lệ phần trăm về dân số ở đô thị thấp nhất. Tỉ lệ này ở đô thị có thể thay đổi qua 10 năm nữa. Đánh giá của Liên hiệp quốc về dân số trên toàn cầu vào năm 2025 là 60 phần trăm dân số của thế giới sẽ sống tại các thành phố. Như nhiều nước trong khu vực đang phát triển một cách nhanh chóng, sự đô thị hóa có thể theo kịp sự phát triển ở các nước khác nhau. Chẳng hạn, Thailand là một nước có nền kinh tế phát triển nhanh và tỉ lệ đô thị hóa xấp xỉ 18,7 phần trăm.

Sự phát triển đô thị ở các nước Đông Nam Á không như nhau. Mỗi nước có được cách thừa hưởng hệ thống đô thị theo kiểu của mình với thành phố có đặc điểm và phong cảnh quốc gia riêng cũng như kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội riêng. Địa vị thống trị của một thành phố chủ yếu không chỉ là nơi cư trú mà còn là thủ đô cố định của đất nước – Yangon của Burma, Jakarta của Indonesia, Bangkok của Thailand, Phnom Penh của Campuchia, Manila của Philippines…

Sự phát triển đô thị dẫn đến các vấn đề môi trường ở các khu đô thị tại các nước Đông Nam Châu Á. Trên thực tế có vô số các bài báo và sách viết về nạn phá rừng trong khu vực đạt tới mức công khai quốc tế rộng rãi. Đây là một vấn đề đặc biệt cho các nước như Indonesia và Malaysia vẫn còn có các hãng xuất khẩu lớn nhất về gỗ nhiệt đới trong vùng. Nạn phá rừng không chỉ giảm đi tính đa dạng sinh học của rừng mà còn là nguyên nhân gây ra hạn hán, lũ lụt, những thay đổi về khí hậu trong khu vực và có sự phân nhánh trên toàn cầu về sự tỏa ra điôxít các bon. Hơn nữa, nạn phá rừng thường được xem là nguyên nhân chính của các trận lũ lụt ở các đô thị, phổ biến là Baguio City, Bangkok, Jakarta, Kuala Lumpur, Manila.


Hiện Mê Kông đang trở thành một trong những con sông ô nhiễm nhất trong khu vực Đông Nam Á. Ảnh: AFP

Hiện nay, những liên quan đến nạn phá rừng và sử dụng các chất độc hóa học trong nông nghiệp là hậu quả phức tạp cho chính chúng ta về các công việc quản lý quốc gia. Sự thành công ban đầu của "Cuộc cách mạng Xanh” trong sản xuất gạo đang ngày càng tăng và nhiều nước thực hiện tự túc về gạo đã phá hoại đến những vấn đề môi trường mà nó đã tạo ra ở nhiều nước. Sử dụng các loại phân bón và các loại thuốc trừ sâu hóa học đã dẫn đến chất độc lan rộng trong đất nông nghiệp và các hệ thống dòng sông. Và điều này đưa đến tình trạng có hại sức khỏe cho con người.

Cùng với những vấn đề này, hiện giờ các Chính phủ sẽ có cái nhìn về các khu đô thị tăng trưởng một cách nhanh chóng của mình và cố gắng giải quyết các vấn đề môi trường đang phát triển nhanh có quan hệ đến dân số đô thị phát triển. Ngoài Singapore ra, thì gần đây toàn bộ các thủ đô chính yếu ở các nước Đông Nam Châu Á đều phải đối diện các vấn đề về cơ sở hạ tầng đô thị khốc liệt.

Hầu hết các vấn đề cấp bách cho các thành phố Đông Nam Châu Á là giải quyết sự thiếu nhà ở, các khu nhà ổ chuột tại các thành phố chính trong khu vực có tỉ lệ cao. Tại Bangkok, năm 1990 có 946.951 người đang sống trong 981 khu nhà ổ chuột. Những người ngồi xổm phát triển ven các khu đất bỏ không bên trong và xung quanh các thành phố. Nhiều Chính phủ không thể giải quyết các vấn đề nhà ở của mình. Tại Bangkok Sopon Pornchokchai nhận thấy rằng một phần mười dân số là trong sự tìm kiếm nhà ở. Tại Metro Manila có khoảng 1,64 triệu người vô gia cư vào năm 1982 hoặc 26% tổng dân số của thành phố.

Liên quan đến vấn đề nhà ở là sự không tương xứng kết hợp với các khía cạnh khác của đời sống cơ bản. Đó là sự không đầy đủ về ống dẫn nước để phục vụ cho nhiều vùng đô thị. Nhiều thành phố không thể đối phó rác thải và đây là những vấn đề lớn đặt ra cho các nhà quản lý đô thị. Tại Metro Manila, 2.650 tấn rác sinh ra hàng ngày trong năm 1982 nhưng chỉ có 70 phần trăm là được thu nhập.

Nước cống là vấn đề chính cho nhiều thành phố trong khu vực. Không có sự cải thiện điều kiện vệ sinh và nước cống thích hợp và thực tế ở hầu hết các nước Đông Nam Châu Á có xu hướng nghiên về lũ lụt tạo ra tất cả những thứ mất vệ sinh và môi trường nguy hiểm. Ngay cả Singapore là nơi sạch và xanh cũng không thể trừ tiệt môi trường có liên quan đến bệnh tật. Vào năm 1992, có 2.878 trường hợp bệnh sốt đănggơ và bệnh sốt xuất huyết với 4 người chết tại Singapore.

Cùng với sự thiếu các tiêu chuẩn chặt chẽ về thoát khí ở các xe ô tô và xăng dầu có chì, sự đầu độc điôxýt các bon và mônôxýt các bon là một thực tế ở nhiều thủ đô có dân cư đông đúc. Indonesia và Thailand có số lượng lớn nhất về điôxýt các bon trong khu vực. Còn nữa, nhiều Chính phủ dường như không thể giải quyết các vấn đề giao thông của mình. Ngân hàng thế giới ước tính rằng chi phí môi trường cho ô nhiễm không khí và nước là 1 tỷ đô la cho Jakarta và 2 tỷ đô la cho Bangkok hàng năm.

Ô nhiễm không chỉ phát sinh tại các thành phố có dân số đi xe lớn, mà còn có liên quan đến sự tập trung rộng lớn của các ngành công nghiệp địa phương ở trong và xung quanh ngoại ô của nhiều thành phố trong khu vực. Sự tập trung cao của các ngành công nghiệp không thích hợp cho những biện pháp kiểm soát môi trường mà nhiều vùng đô thị có chiều hướng ô nhiễm môi trường và chất thải độc hại ở mức độ cao. Nhiều thành phố tại Đông Nam Châu Á phải đối phó ở những mức độ khác nhau về ô nhiễm công nghiệp. Tại Thailand, khu công nghiệp sản sinh ra 90 phần trăm chất thải nguy hiểm cho đất nước (theo đánh giá năm 1984 là 148.000 tấn/năm). Tại Malaysia 647 ngoài tổng số 747 ngành công nghiệp trong nước được biết là có khả năng sản sinh ra các chất thải độc hại và nguy hiểm.


Nhiều quốc gia tại Đông Nam Á đang thành bãi tập kết rác thải nhựa của các nước phương Tây. Ảnh internet

Tình trạng khó xử ở đô thị không chỉ phát sinh các vấn đề môi trường, mà nó còn là vấn đề kinh tế, xã hội và những vấn đề chính trị. Với mức tăng trưởng dân số lớn, nhiều nước phải tìm kiếm việc làm thích hợp cho những công nhân của mình. Nhiều người sống ở đô thị mà họ là những người di trú từ các vùng nông thôn để đi tìm việc làm nhưng lại không thể tìm kiếm được.

Những công việc lao động đơn giản không thể đảm bảo những yêu cầu của các ngành công nghiệp phát triển, các ngân hàng và các khu kinh tế chuyên nghiệp khác. Những người di trú thất nghiệp bị ép buộc thực sự dẫn tới các hình thức lựa chọn công việc mà điều này tạo ra sự mạo hiểm cao về bệnh tật và có hại đến sức khỏe. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên tại nhiều thành phố thủ đô, nạn mãi dâm đã trở thành sự lựa chọn và đôi khi là nguồn gốc quan trọng cho thu nhập. Số mãi dâm cao tại các thủ đô như Manila và Bangkok và đạt đến quy mô đáng kể.

Như các vùng đô thị phát triển trong khu vực, hai vấn đề đang trở nên khẩn cấp đó là – cung cấp lương thực và nước. Các nước như Thailand, Malaysia, Indonesia và Philippine là những nước có sự chuyển dịch tới việc định hướng các dịch vụ và nền kinh tế công nghiệp, sẽ cần thiết để bảo đảm cho họ không thờ ơ những nhu cầu sinh sống của mình. Nếu các vùng nông nghiệp được đổi thành đất đô thị và sự biến đổi những nông dân trở thành những công nhân sống ở đô thị, thì vùng nông nghiệp có thể phải đối phó một vấn đề nguy ngập. Tại Thailand chẳng hạn, sử dụng đất ở đô thị đã tăng lên đáng kể từ 12,8% trong năm 1974 đến 30% vào năm 1988 và hơn 40% vào năm 1991. Sự thiệt hại môi trường xuất hiện từ cuộc cách mạng xanh ở nhiều nước là một sự nhắc nhở sâu sắc về những nhược điểm của việc áp dụng kinh doanh trong nông nghiệp và nhập công nghệ để làm tăng năng suất lương thực.

Mặc dù có những tiến bộ vĩ đại về các hạt giống mới, những thay đổi công nghệ trong nông nghiệp, và sự mở rộng các khu đất trồng trọt. Tăng trưởng dân số vẫn phát triển nhanh hơn mức sản xuất lương thực thế giới. Tăng trưởng dân số sẽ phát triển từ 5,5 tỷ (1994) đến 10-11 tỷ vào năm 2050. Vào năm 2030 là 8,9 tỷ người. Sản xuất thóc gạo thế giới tăng từ 641 triệu tấn trong năm 1950 lên 1,6 tỷ tấn trong năm 1984 – hoặc 3 phần trăm hàng năm. Mức tăng trưởng từ năm 1984 đến 1994 là 1% một năm và sẽ tiếp tục giảm xuống từ từ đến mức đạt 2,1 tỷ tấn vào năm 2030 (Straits Times, 15-8-1994). Trong khi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc lại lạc quan về mức tăng trưởng lương thực cho 20 năm tới, thì Lester Brown (quan sát viên thế giới) lại gạt bỏ lạc quan này với 2 lý do. Thứ nhất là mất đất canh tác do đô thị hóa và thứ hai là sử dụng các loại phân bón tăng lên không hơn sản lượng tăng lên đã mang lại.


Trẻ em thu thập rác nhựa ở Dhaka. Ảnh Internet

Do đó, vấn đề sản xuất lương thực không thể theo kịp mức tăng trưởng dân số. Việc thu hẹp khu vực nông nghiệp mà thiên vị về công nghiệp hóa và các dịch vụ có lẽ là hậu quả kinh khủng cho nhiều nước.

Đi đôi với vấn đề lương thực thì nước đóng vai trò quan trọng và cần thiết cho đời sống. Báo hiệu hạn hán trong khu vực, việc nước hạn chế ở các thành phố là một sự nhắc nhở liên tiếp về thiếu nước trong khu vực. Singapore là trường hợp kinh điển mà ở đây đất nước này là gần như hoàn toàn phụ thuộc vào việc nhập nước. Điều gì sẽ là hậu quả cho sự phát triển của Singapore nếu Malaysia và Indonesia đối phó với sự thiếu nước ở trong đất nước của mình và từ chối bán nước cho Singapore? Vấn đề thiếu nước có liên quan đến môi trường. Nếu các nước cứ tiếp tục tốc độ của mình về phá rừng, thì sự cung cấp nước sẽ có ảnh hưởng. Hai năm trước đây, Melaka (Tây Malaysia) đã phải đối phó việc hạn chế nước bởi lẽ nguồn dự trữ của họ đã khô cạn.

Không giống như cách sử dụng các giải pháp hữu cơ để giải quyết các vấn đề môi trường trong nông nghiệp, các vấn đề môi trường ở đô thị thì lại khác. Nó là hậu quả trực tiếp của các hoạt động con người. Thực ra các giải pháp không thể tìm thấy bằng cách áp dụng một hệ biến hóa sinh thái.

Trong cố gắng nhằm áp dụng những giải pháp cho các vấn đề môi trường khác nhau, thì phải có sự phân biệt kiểu của các vấn đề môi trường mà chúng ta đang giải quyết. Như đã nói ở trên, có những nguyên tắc cơ bản tại nhiều nước Đông Nam Châu Á và có lẽ trừ Singapore và Brunei ra, ba phạm vi hoạt động chính về các vấn đề môi trường là:

– Các hệ sinh thái tự nhiên cổ xưa như rừng, đầm lầy và tình trạng bị tàn phá của các hệ sinh thái bởi nạn phá rừng cũng như ô nhiễm;

- Những đồng ruộng lớn bị ô nhiễm như là kết quả của việc sử dụng nhiều loại phân bón hóa học và các loại thuốc trừ sâu;

- Các hệ thống đô thị trong khu vực

Cuối cùng như ở Việt Nam bắt tay vào một giai đoạn mới về phát triển kinh tế và chính trị của mình, các nhà Lãnh đạo Việt Nam cần phải bảo đảm trong bước đi công nghiệp hóa cần phải không quên những nguyên tắc cơ bản của sự phát triển bền vững. Nhiều nước ngay cả các nước phát triển không nhìn thấy các vấn đề môi trường trong phát triển công nghiệp của họ và họ đã phải trả một cái giá quá đắt. Việt Nam có thể học từ những sai lầm của các nước khác.

Lược dịch: Nguyễn Cửu Huy
(Tài liệu tại Hội thảo về "Quản lý môi trường và Đánh giá tác động môi trường)

Tags Quản lý môi trường thách thức Đông Nam Á

Các tin khác

Nhóm sinh viên từ Đại học Quốc gia TP.HCM đã thành công trong việc chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng, một phát minh có thể hỗ trợ hiệu quả trong y học cổ truyền.

Để đối phó với nguy cơ lũ và ngập lụt tại các khu vực tập trung đông dân cư ở vùng miền núi Bắc Bộ, TS Lê Viết Sơn cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Quy hoạch thủy lợi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá rủi ro lũ, ngập lụt và đề xuất các giải pháp phòng tránh, thích ứng cho các khu vực tập trung đông dân cư, đô thị vùng miền núi Bắc Bộ”.

Rác thải từ nông nghiệp đang gây ra ô nhiễm trầm trọng cho nguồn nước và bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường không khí. Do đó, sản xuất vật liệu xây dựng từ phế thải là một trong những giải pháp hữu hiệu để thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn.

Một nhóm các nhà nghiên cứu khu vực miền Nam đã thành công trong việc sử dụng các phụ phẩm công nghiệp như bùn lắng, tro xỉ nhiệt điện than và xỉ lò đốt rác để tạo ra vật liệu san lấp mới có khả năng chịu lực thay thế cát san lấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự