Cần sớm ban hành Danh mục các loài động vật hang dã được phép gây nuôi thương mại

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/9/2022 | 2:52:44 PM

QLMT - Ngày 13/9/2022, tại Hà Nội, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã tổ chức Tọa đàm “Giải pháp quản lý hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã (ĐVHD) tại Việt Nam”.

Cần sớm ban hành Danh mục các loài động vật hang dã được phép gây nuôi thương mại
Toàn cảnh Toạ đàm

Theo nhiều chuyên gia tham dự hội thảo, một trong những giải pháp mang tính khả thi cao là cần ban hành Danh mục các loài ĐVHD được phép gây nuôi thương mại và giới hạn hoạt động nuôi thương mại trong những loài thuộc danh mục này. Việc ban hành Danh mục sẽ giúp giải quyết các lỗ hổng trong quản lý hoạt động gây nuôi thương mại động vật hoang dã tại Việt Nam. 

Cụ thể là bảo đảm tất cả các loài ĐVHD không phù hợp cho nuôi thương mại không bị nuôi nhốt, buôn bán trái phép hay nhập lậu vào các cơ sở nuôi thương mại. Quy trình cấp phép đơn giản, nhanh chóng, cán bộ quản lý chỉ cần đối chiếu loài được đăng ký với Danh mục loài ĐVHD được phép nuôi thương mại và cấp phép nếu cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà không cần thực hiện thêm các thủ tục xác nhận với cơ quan khoa học. Bên cạnh đó, chủ cơ sở nắm rõ những loài được phép nuôi thương mại và đầu tư nguồn lực phù hợp cho hoạt động nuôi. 

Danh mục được ban hành có thể đi kèm với quy trình đăng ký được đơn giản hóa tạo điều kiện cho các cơ sở nuôi và Danh mục ĐVHD được phép nuôi thương mại được cập nhật hàng năm từ đề xuất của người nuôi, cơ quan quản lý sau khi tham vấn ý kiến của cơ quan khoa học, đảm bảo tạo điều kiện cho người nuôi.

Các đại biểu cho rằng, để phát triển bền vững nghề gây nuôi ĐVHD vì mục đích thương mại cần đảm bảo các yếu tố đó là: Có quy hoạch hợp lý về vùng nuôi, đối tượng nuôi và quy mô nhân nuôi; Có đánh giá và dự báo thị trường; Có hướng dẫn kỹ thuật nuôi và đánh giá rủi ro; Quản lý và giám sát hiệu quả. Những loài nên đưa vào nuôi thương mại bao gồm các loài sinh sản tốt trong điều kiện nuôi nhốt, có hiệu quả kinh tế và không bị đe dọa tuyệt chủng trong tự nhiên.

Việc ban hành một danh mục các loài ĐVHD được phép gây nuôi vì mục đích thương mại là giải pháp bước đầu được kì vọng có thể ngăn chặn tình trạng lợi dụng lỗ hổng pháp luật về quản lý hoạt động gây nuôi thương mại ĐVHD, loại bỏ những tác động tiêu cực của hoạt động này đối với các loài ĐVHD đang bị đe dọa và đơn giản hóa đáng kể các thủ tục cho cả người nuôi và cơ quan quản lý trên toàn quốc. Về lâu dài, giải pháp này cũng cần kết hợp cùng với việc hoàn thiện hệ thống chính sách và tăng cường thực thi pháp luật để quản lý toàn diện, hiệu quả hoạt động gây nuôi thương mại ĐVHD vì lợi ích bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo tương lai an toàn cho các loài ĐVHD, đồng thời cho phép người dân phát triển kinh tế và tăng lợi nhuận mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến thiên nhiên.

Tại Việt Nam hiện đang có khoảng 9.000 cơ sở nuôi thương mại ĐVHD đã được cấp phép và ước tính còn nhiều cơ sở hoạt động tự phát hoặc đang trong quá trình chờ cấp phép. Thực tế cho thấy, cơ chế quản lý chưa chặt chẽ và thiếu sự giám sát hiệu quả đối với hoạt động nuôi thương mại ĐVHD đã tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng nhằm thu lợi bất chính từ việc nhập lậu và hợp pháp hóa ĐVHD có nguồn gốc bất hợp pháp. Một số cơ sở đã và đang nuôi nhốt ĐVHD có nguồn gốc bất hợp pháp trong một thời gian dài trước khi đăng ký với cơ quan chức năng, hoặc nuôi các loài không phải là loài được cấp phép. Chính vì vậy, hoạt động gây nuôi thương mại ĐVHD đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học của đất nước.

Tùng Lâm

Tags giải pháp gây nuôi thương mại động vật hoang dã danh mục

Các tin khác

Ngày 28/3, diễn đàn Đối thoại chuyển đổi năng lượng Berlin (BETD) lần thứ 9 khai mạc tại thủ đô của Đức, lần đầu tiên thu hút sự tham gia của lãnh đạo và phái đoàn cấp cao đến từ trên 60 quốc gia trên thế giới.

Hội thảo được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của doanh nghiệp, người lao động, các nhà quản lý trong công tác đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường

Hội thảo Giải pháp phát triển Đông Nam Á - SEADS 2023 được ADB phối hợp với ACGF đồng tổ chức vào ngày 30/3 tới tại Bali, Indonesia và kết nối trực tuyến tới các quốc gia.

Nắm bắt cơ hội kinh doanh và bắt nhịp tốc độ tăng trưởng ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải tại Vietwater 2023

Sự kiện thương mại nổi bật nhất ngành nước Việt Nam - Triển lãm Vietwater 2023 sẽ trở lại tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP.HCM từ ngày 11 - 13/10/2023 sắp tới. Chương trình là cơ hội để gần 450 nhà triển lãm đến từ 25 quốc gia có thể gặp gỡ hơn 10.000 khách mua hàng tiềm năng, mang đến cơ hội kết nối và phát triển mối quan hệ đối tác kinh doanh mới cho các doanh nghiệp trong ngành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục