Nhiệt độ toàn cầu lại đạt kỷ lục mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/7/2024 | 3:09:17 PM

QLMT - Ngày 21/7, nhiệt độ không khí bề mặt trung bình toàn cầu đạt 17,09 độ C, vượt kỷ lục trước đó là 17,08 độ C vào tháng 7 năm ngoái.

Thông tin trên được đưa ra bởi Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU). Nhiều nhà khoa học dự báo năm 2024 có thể vượt qua 2023 để trở thành năm nóng nhất từng được ghi nhận, do biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino. Tháng 6 vừa qua lập kỷ lục là tháng 6 nóng nhất trong lịch sử.


Khách du lịch tham quan Đấu trường La Mã ở Rome dưới trời nắng nóng kỷ lục. Ảnh: Reuters

Sóng nhiệt đã ảnh hưởng đến nhiều khu vực lớn trên thế giới, bao gồm Mỹ, châu Âu và Nga. Khối không khí nóng từ Bắc Phi đã di chuyển qua Địa Trung Hải và vào miền trung và miền nam Tây Ban Nha. Tây Ban Nha ghi nhận đợt sóng nhiệt đầu tiên trong năm với nhiệt độ lên tới 40 độ C ở nhiều nơi.

Biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính khiến nhiệt độ tăng cao, dẫn đến hạn hán và cháy rừng ở Địa Trung Hải và các khu vực khác trên thế giới. Hy Lạp hứng chịu đợt sóng nhiệt kéo dài với nhiệt độ lên tới 43 độ C và nhiệt độ ban đêm ở Athens vẫn cao hơn 30 độ C trong 10 ngày qua.

Ngày 16/7, công ty điện lực nhà nước Serbia báo cáo mức tiêu thụ điện cao kỷ lục do sử dụng điều hòa không khí. Tại các thành phố Berlin và Paris, dự báo sẽ đối mặt với tình trạng nắng nóng vào đầu tháng 8, với nhiệt độ trung bình ở Berlin có thể tăng lên tới 28 độ C vào ngày 6/8, cao hơn 8 độ C so với mức chuẩn 30 năm.

Rõ ràng sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và sóng nhiệt đang đặt ra những thách thức lớn về môi trường và năng lượng, yêu cầu sự thích ứng và hành động khẩn cấp từ cộng đồng quốc tế.

TÚ ANH

Tags nhiệt độ toàn cầu nắng nóng sóng nhiệt biến đổi khí hậu

Các tin khác

Tên Yagi, được sử dụng để đặt cho năm cơn bão nhiệt đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Nhật Bản, có nguồn gốc từ tiếng Nhật, nghĩa là “con dê” hoặc “chòm sao Ma Kết”.

Sự gia tăng nhiệt độ khiến lượng carbon thải ra từ đất tăng từ 7% đến 17% tùy mức độ ấm lên. Hiện tượng này là do các vi sinh vật trong đất hô hấp và chuyển hóa carbon thành CO2.

Với bờ biển dài, hệ sinh thái biển đa dạng mỗi năm đang đóng góp 1/5 tổng GDP quốc gia cho Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại các hệ sinh thái này đang bị suy thoái nghiêm trọng.

Nhiều loài sinh vật đang dần biến mất nhưng không có ai từng chứng kiến hoặc ghi chép về sự tồn tại của chúng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc chúng ta ghi nhận đầy đủ mức độ đa dạng sinh học trên thế giới, cũng như hiểu rõ tác động của con người lên mạng lưới sự sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự