Sinh viên chế tạo tấm vách ngăn nhựa từ khẩu trang y tế

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/3/2022 | 5:44:10 PM

QLMT - Hai sinh viên ngành Công nghệ vật liệu - Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM đã chế tạo thành công tấm vách ngăn nhựa từ những chiếc khẩu trang y tế đã qua sử dụng.

Hồ Hoàng Bảo Như và Đặng Trương Nhân nhận ra đại dịch Covid-19 làm phát sinh một khối lượng khổng lồ khẩu trang y tế với nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng cách. Việc xử lý khẩu trang y tế đang đặt ra nhiều vấn đề. Nếu dùng phương pháp đốt, chôn lấp sẽ làm gia tăng lượng khí thải nhà kính, gây hiệu ứng nóng lên toàn cầu.

Sinh viên chế tạo tấm vách ngăn từ khẩu trang y tế

Hai sinh viên Hồ Hoàng Bảo Như  và Đặng Trương Nhân. Ảnh: PNVN

 Xuất phát từ suy nghĩ đó, nhóm các bạn sinh viên đã lựa chọn tái chế khẩu trang y tế thành tấm vách ngăn nhựa, một sản phẩm mang tính ứng dụng trong cuộc sống nhằm mục têu giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường, giảm các mầm bệnh lây nhiễm ra cộng đồng, biến những chiếc khẩu trang bỏ đi thành sản phẩm mới, là nguyên liệu đầu vào cho các ngành khác, vừa giải quyết bài toán về kinh tế lẫn môi trường.

Sản phẩm của nhóm là tấm nhựa PP (Polypropylen - một loại polymer có độ bền cơ học cao). Hiện tấm nhựa mới được sản xuất với quy mô ở phòng thí nghiệm. Nếu phát triển ra thị trường, sản phẩm có thể sử dụng giống như tấm vách ngăn trang trí nội, ngoại thất, giúp phân chia không gian ngôi nhà hoặc văn phòng. Sản phẩm này còn phù hợp với thiết kế của phòng đọc sách hay phòng ngủ. Ngoài ra, sản phẩm tái chế từ khẩu trang y tế còn có thể làm đồ gia dụng, bảng hiệu, kệ, tủ nhỏ, chậu cây, khung ảnh…

Hai bạn sinh viên cho biết, để có một tấm nhựa PP tái chế kích thước 1 m2, dày 0,2 cm, cần 2,2 kg khẩu trang y tế đã qua sử dụng, tương đương với 480 - 500 chiếc khẩu trang. Trên thị trường, một tấm vách ngăn bằng nhựa được bán với giá khoảng 200.000 - 500.000 đồng/m2, dày 0,15-0,2 cm.

Để có được tấm vách ngăn nói trên, nhóm sinh viên đã áp dụng phương pháp ép nhiệt. Đây là phương pháp khá đơn giản trong quá trình tạo sản phẩm, chi phí sử dụng trang thiết bị máy móc không quá cao và thao tác đơn giản, dễ thực hiện. Theo chia sẻ của sinh viên Hồ Hoàng Bảo Như, các bạn sinh viên đã phải thu gom và xử lý khẩu trang qua sử dụng một cách cẩn thận. Khẩu trang y tế đã qua sử dụng được mang về sẽ được làm sạch và khử khuẩn 15 phút bằng dung dịch cồn, sấy khô 2 giờ trong tủ sấy ở nhiệt độ 60 độ C để đảm bảo an toàn, sau đó được cắt vụn và cuối cùng là tiến hành tạo sản phẩm bằng phương pháp ép nhiệt. Khó khăn hiện nay đối với nhóm sáng chế chính là làm sao thu gom khẩu trang đã qua sử dụng một cách hiệu quả.

Thông qua dự án này, các bạn sinh viên hy vọng trong tương lai, việc tái chế khẩu trang y tế sẽ được nhiều người hưởng ứng, cùng góp phần bảo vệ môi trường.

 

 

Bắc Lãm (T/H)

Tags sinh viên tái chế khẩu trang y tế tấm vách ngăn nhựa

Các tin khác

Từ đống rác thải hữu cơ tưởng chừng vô dụng, qua sáng chế tài hoa của kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh, chúng lại biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, góp phần bảo vệ môi trường.

Thổi hồn vào những phế liệu bỏ đi bằng cả niềm đam mê và kiến thức, hoạ sĩ Nguyễn Quốc Dân đã tạo nên một dòng chảy nghệ thuật khác biệt – nghệ thuật tái sinh.

GS.TS Hoàng Thị Thái Hòa đến từ Đại học Huế vừa vinh dự nhận được Giải thưởng Kovalevskaia năm 2023 vì có nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn nổi bật trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.

Nhận thức về tác động, ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, BĐKH đối với môi trường sống, em Phạm Nguyễn Minh Quang, trường THCS Thị trấn Lấp Vò đã có những hoạt động bảo vệ môi trường. Em là một trong 18 gương mặt được vinh danh "Trẻ em của năm" 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự