QLMT - Nguyễn Thị Diễm My lớp 10B2, trường THPT Lê Thế Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đã tận dụng rác thải nhựa quanh khu vực mình sinh sống, kết hợp thêm vôi sống để chế tạo gạch lát sân, đường.
Gạch từ rác thải nhựa của Diễm My. Ảnh: TN&MT
Sau những giờ học trên lớp, My lại đi thu nhặt rác thải nhựa mà người dân vứt ra môi trường, sau đó mang về rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô trộn với vôi theo tỉ lệ 6:4, rồi nung nóng 15 phút ở nhiệt độ từ 110 đến 130 độ C. Vì vôi có tính chất hóa học của ôxit bazơ, có khả năng hấp thụ, phản ứng với các khí độc như CO2, SO2, HF... nên sẽ giữ cho sản phẩm luôn ổn định, không bị lên men, hư hỏng do ẩm. Hỗn hợp khi sử dụng vôi có độ kết dính cao, rắn chắc, bền vững.
Để những viên gạch trở nên bắt mắt và có nhiều kích thước khác nhau, Diễm My đã lựa chọn các khuôn có kích thước, hình dạng khác nhau. Sau nhiều thử nghiệm, dưới sự giúp đỡ của cô giáo, Diễm My đã thành công khi tạo ra một sản phẩm gạch lát hoàn toàn mới và khác biệt với các loại gạch lát trên thị trường, bởi vì nó góp phần giải quyết vấn đề rác thải nhựa, có thể làm nguồn nguyên vật liệu mới trong sản xuất.
Diễm My cho biết, lợi thế của sản phẩm này là nguồn nguyên liệu có sẵn, chi phí thấp. Rác thải nhựa sẽ được thu gom tại các hộ gia đình hoặc các khu chứa rác thải nhựa. Vôi sống được mua một cách dễ dàng, với giá chỉ 500 - 1.000 đồng/1kg. Sản phẩm làm ra có thể dùng để lát đường, sân giúp chống trơn trượt, tăng tính thẩm mỹ và có giá thành rất rẻ.
My nhận giải nhất tại cuộc thi Sáng tạo trẻ tỉnh Quảng Trị lần thứ 10. Ảnh: TN&MT
Được biết, sản phẩm của Diễm My đã đạt giải nhất tại cuộc thi Sáng tạo trẻ tỉnh Quảng Trị lần thứ 10 vào đầu năm 2022.
Bắc Lãm (T/H)
Tags
học sinh
Quảng Trị
rác thải nhựa
gạch lát sân
Nhà máy có quy trình xử lý rác thải khép kín, với năng lực xử lý mỗi ngày trên 20 tấn rác, thu về khoảng 6 tấn phân hữu cơ và 200 lít xăng dầu.
Những tấm gương sáng trong ngành giáo dục và khoa học luôn là nguồn cảm hứng không ngừng cho thế hệ trẻ. Trong số những nhà giáo và nhà khoa học ưu tú của lĩnh vực xây dựng, không thể không nhắc đến Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Liên - một người thầy tận tụy, một nhà khoa học lỗi lạc và một nhà lãnh đạo mẫu mực.
Ba công trình của PGS.TS Trần Mạnh Trí được công bố trên các tạp chí khoa học thuộc top 5% hàng đầu thế giới trong các ngành kỹ thuật môi trường, độc học và sức khỏe, góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do sự phát tán của các hóa chất tổng hợp.
Ông Trần Văn Hân, đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH Một Thành Viên Môi Trường Đô Thị Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) đã sáng tạo nhiều ý tưởng để các xe điện lấy rác hoạt động tốt hơn, giúp công nhân môi trường đỡ vất vả.