QLMT - Trái đất nóng lên khiến băng tan sẽ giải phóng các loại vật chất bị mắc kẹt nhiều năm, trong đó có các loại vi khuẩn đã không hoạt động trong hàng trăm thiên niên kỷ.
Trái đất nóng lên khiến băng tan sẽ giải phóng các loại vật chất bị mắc kẹt nhiều năm, trong đó có các loại vi khuẩn đã không hoạt động trong hàng trăm thiên niên kỷ.
Các chuyên gia cho biết những virus tái sinh có thể trở thành mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng, cần nghiên cứu thêm để đánh giá mức độ nguy hiểm của chúng.
Các nhà khoa học đã liệt kê 13 loại virus tiêu biểu, tất cả đều có khác biệt về bộ gene. Loại virus lâu đời nhất là amip, lên tới 48.500 năm tuổi, được tìm thấy bên dưới một hồ nước. Những virus khác nằm rải rác ở voi ma mút và ruột của một con sói Siberia – tất cả bị chôn vùi dưới lớp băng vĩnh cửu.
Những sông băng đang tan chảy ở Nam Cực
Một số nghiên cứu đã chứng minh virus dù đã ngủ yên hàng chục nghìn năm vẫn còn có khả năng trở thành mầm bệnh truyền nhiễm. Các loại virus này có thể trỗi dậy, xâm nhập trở lại môi trường khi trái đất nóng lên.
Khi các loại virus cổ đại lây nhiễm sang cây cối, động vật và con người, tình hình có thể nghiêm trọng hơn nhiều.
Các nhà khoa học cũng phát hiện virus 30.000 năm tuổi, có thể trở thành mầm bệnh trong tương lai. Virus thuộc nhóm pandoravirus, có kích thước khổng lồ, đủ lớn để quan sát bằng kính hiển vi. Virus hồi sinh này được đặt tên là Pandoravirus yedoma.
Các chuyên gia cũng cảnh báo băng tan sẽ giải phóng nhiều loại virus con người chưa từng biết đến. Đây là lĩnh vực có thể tập trung nghiên cứu trong tương lai.
Bảo My (T/h)
Tags
Trái đất nóng lên; virus gây bệnh; tái sinh virus gây bệnh
Những năm gần đây, trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, nhất là đối với các vùng dễ bị tổn thương, giúp địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Tại hội nghị COP26, Việt Nam đã đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngày "Chủ nhật xanh" lần thứ I năm 2023 có chủ đề "Chung sức xây dựng một môi trường xanh - sạch - đẹp".
Theo báo cáo từ công ty công nghệ chất lượng không khí IQAir, khoảng 90% dân số toàn cầu năm 2022 sống trong không khí ô nhiễm và có hại cho sức khoẻ theo khuyến nghị của WHO.