QLMT - Các nhà nghiên cứu tại Đại học York (Vương quốc Anh) cho biết: "Các phát hiện của chúng tôi cho thấy tỉ lệ rất cao các con sông trên thế giới đang bị đe dọa do ô nhiễm dược phẩm".
Tờ New York Post đưa tin, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 23 thành phần hoạt tính từ dược phẩm vượt quá nồng độ cho phép, ở 43,5% trong số 1.052 mẫu nước được lấy ở các con sông thuộc 104 quốc gia. Chúng bao gồm cả những thành phần trong thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine, chất kích thích, benzos và thuốc giảm đau. Nghiên cứu mới này được công bố trên tạp chí Environmental Toxicology and Chemistry.
Ảnh minh hoạ. ITN
Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho biết, các sông, hồ và suối bị ô nhiễm dược phẩm theo một số cách như: từ các cơ sở sản xuất dược phẩm thải ra, các trang trại, nơi vật nuôi thường xuyên được cho dùng thuốc để ngăn ngừa bệnh tật, và những người đào thải các loại thuốc mà cơ thể họ không chuyển hóa.
Chưa rõ hậu quả sức khỏe của con người trong việc tiếp xúc lâu dài với các loại thuốc ở mức độ thấp sẽ như thế nào. Tuy nhiên các quá trình sinh học của cá và các sinh vật sống dưới nước có thể bị gián đoạn bởi lượng lớn thuốc của con người thải ra. Các nhà khoa học quan tâm đến sự dư thừa kháng sinh trong môi trường. Họ cảnh báo nó góp phần vào việc hình thành một "siêu vi khuẩn" kháng lại kháng sinh.
Trong nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng, các con sông ở Pakistan, Bolivia và Ethiopia là một trong những nơi bị ô nhiễm nặng nhất. Các con sông ở Iceland, Na Uy và rừng nhiệt đới Amazon là nơi ít bị ô nhiễm bởi các loại thuốc này nhất.
Bắc Lãm (T/h)
Tags
dược phẩm
ô nhiễm dược phẩm
nước sông
Nắng nóng ở châu Á: Nhiệt độ vượt ngưỡng 45 độ C, lên đến 50 độ C, sẽ thường xuyên xảy ra ở Địa Trung Hải và Trung Đông trong tương lai, theo kết quả mô phỏng của các nhà nghiên cứu.
Chiều 4/6, tại Hải Phòng, Viện Địa lí nhân văn thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo “Kinh tế tuần hoàn hướng tới bảo vệ môi trường và xanh hóa các ngành kinh tế”.
Biến đổi khí hậu có thể tạo ra sóng thần khổng lồ ở Nam Đại Dương thông qua thúc đẩy lở đất dưới nước ở Nam Cực.
Hiện nay, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã và đang duy trì nhiều phong trào, mô hình hoạt động hiệu quả về bảo vệ môi trường, chống RTN