QLMT - Ô nhiễm bụi khí là một trong các nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường hô hấp. Trong đó bụi PM2.5 được quan tâm gần đây do chúng dễ dàng xâm nhập vào hệ hô hấp và gây ra các tác động xấu đối với sức khỏe con người đặc biệt là người cao tuổi, phụ nữ mang thai và trẻ em.
Trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất (Extended Producer Responsibility - EPR) được Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa là: “cách tiếp cận về chính sách môi trường theo đó trách nhiệm của một nhà sản xuất, cả trách nhiệm vật lý lẫn trách nhiệm tài chính, đối với một sản phẩm được mở rộng cho đến giai đoạn hậu tiêu dùng trong vòng đời của sản phẩm”.
Việc luật hóa kinh tế tuần hoàn (KTTH) và các tiêu chí chung về KTTH tại Luật BVMT năm 2020, Đề án phát triển KTTH ở Việt Nam cũng như triển khai tích hợp KTTH trong các chính sách quan trọng cho thấy những nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam trong việc triển khai phát triển mô hình KTTH một cách toàn diện trong thời gian tới.
Trong hệ thống công nghiệp ngày nay, hơn 90% nguyên liệu khai thác cho nền kinh tế toàn cầu chỉ được sử dụng một lần, sau đó vứt bỏ. Mức tiêu thụ toàn cầu đối với các nguyên vật liệu như sinh khối, nhiên liệu hóa thạch, kim loại và khoáng sản, dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong bốn mươi năm tới và lượng chất thải phát sinh hàng năm dự kiến sẽ tăng 70% vào năm 2050 [1].
Với hệ thống bản đồ này, người dân có thể cập nhật thông tin mọi nơi, mọi lúc theo thời gian thực; đồng thời chính quyền địa phương có thể đưa ra phản ứng kịp thời đối với các tình huống.
QLMT - Được coi là “sát thủ thầm lặng”, loãng xương đang là căn bệnh gây ra nhiều hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Việc nghiên cứu áp dụng các phương pháp thử nghiệm hoạt tính chống loãng xương vào sàng lọc các loài thực vật sẽ góp phần quan trọng trong việc mở ra hướng đi mới trong tìm kiếm và phát triển các dược tố có hoạt tính cao, hiệu quả cao từ nguồn dược liệu cổ truyền Việt Nam.
QLMT - Các nhà nghiên cứu của Đại học Buffalo đã tìm ra phương pháp sản xuất mới để tạo ra chất xúc tác có thể chuyển đổi 98% mê-tan thành khí tổng hợp trong sản xuất nhiều loại sản phẩm hóa học hữu ích.
Đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi của người dân về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP. Hà Nội
Trong quá trình phát triển, TP. Hà Nội rất quan tâm chú trọng đến vấn đề môi trường, đặc biệt là vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) của người dân.
QLMT - Nhằm tận dụng phế phẩm vỏ hạt điều, giảm giá thành điều chế nhựa tổng hợp, các nhà khoa học tại Viện Khoa học vật Liệu ứng dụng đã sử dụng dầu vỏ hạt điều để tổng hợp thành một loại nhựa gia cường trong sản xuất nắp hố ga thoát nước.
Maxdream, startup Việt đầu tiên phát triển công nghệ lọc nước siêu tinh khiết, đang xem xét khả năng thay thế những hệ nước hiện được dùng trong các phòng thí nghiệm bằng công nghệ của mình.
Các công trình lấn biển quy mô lớn nhằm phát triển đô thị là một nhân tố chính làm suy thoái các hệ sinh thái ven biển với việc giảm thiểu quần thể sinh vật, đất ngập nước, đất ngập mặn, bãi triều và rừng ngập mặn ven biển.
Việc nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn (CTR) nông nghiệp trên địa bàn xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình” là việc làm cần thiết, vừa có ý nghĩa về mặt khoa học, vừa góp phần BVMT. Kết quả của nghiên cứu này cũng là bài học bổ ích cho các địa phương khác trên cả nước tham khảo trong quản lý CTR nông nghiệp.
QLMT - Để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường bởi nước rỉ rác, mới đây PGS.TS. Lê Thanh Sơn và nhóm nghiên cứu Viện Công nghệ môi trường - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ điện hóa kết hợp lọc sinh học”.
Hậu Covid, khi những mối lo về bệnh dịch bắt đầu qua đi và hoạt động kinh tế dần khôi phục, những lo lắng về ô nhiễm không khí lại quay trở lại.
Gỗ tái chế hay còn gọi là Reclaimed Wood là loại gỗ tận dụng từ những thùng chở hàng, thùng rượu, nhà kho, nhà cổ,… Sử dụng gỗ tái chế trong thiết kế nội thất homestay giúp thổi hồn vào các không gian lưu trú quy mô nhỏ, khiến khách hàng sử dụng có những trải nghiệm thân thiện, dịu dàng, tích cực về một không gian sống với loại hình vật liệu mới.
QLMT - Rong đỏ Việt Nam là nguyên liệu được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ chế biến thực phẩm như agar, carragenan được sản xuất từ các chi rong Gracilaria và Kappaphycus. Bên cạnh đó có nhiều loài rong đỏ được sử dụng làm thực phẩm trong cuộc sống thường ngày như Porphyra sp, Gracilaria tenuistipitata, Hydropuntia euchumatoides, Eucheuma denticulatum, Betaphycus gelatinus dùng nấu canh hoặc ăn liền, làm nộm, nấu chè... Điều này chỉ ra sự an toàn trong thực phẩm của các loài rong đỏ Việt Nam. Trong khi đó phát triển các sản phẩm lên men từ nguồn nguyên liệu này vẫn chưa được nghiên cứu.
Hệ thống tri thức bản địa trong quản lý tài nguyên thiên nhiên có thể là chìa khóa thúc đẩy bền vững sinh thái và đa dạng văn hóa.
Nhiều nghiên cứu tại các vùng khí hậu khác nhau trên thế giới đã chỉ ra khả năng giảm nhiệt đô thị của không gian mở phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm cảnh quan của không gian đó.
Ô nhiễm không khí có thể tác động ngắn hạn hoặc dài hạn lên sức khỏe. Đối với ngắn hạn, những tác động này có thể xảy ra sau khi phơi nhiễm với ô nhiễm không khí trong thời gian ngắn. Ngược lại, phơi nhiễm trong khoảng thời gian dài cũng có thể tác động lên sức khỏe sau khoảng một hoặc nhiều năm.
Kinh nghiệm triển khai những biện pháp đúng đắn và đúng thời điểm trong đại dịch Covid-19 có thể truyền cảm hứng cho các nhà hoạch định chính sách thực hiện cam kết xử lý những thách thức về khí hậu và môi trường.
Nhằm hỗ trợ người dân tự chế tạo phân bón hữu cơ từ nguồn nguyên liệu rẻ tiền, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Khuyến nông, Khuyến lâm, Khuyến ngư Ninh Bình đã đề xuất và được Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình phê duyệt thực hiện đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật ứng dụng men vi sinh HLC để xử lý cá tạp thành chế phẩm phân hữu cơ bón cho cây trồng tại Ninh Bình”. Qua đó, đề tài đã xây dựng thành công quy trình kỹ thuật tạo phân hữu cơ từ men vi sinh HLC góp phần giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Những thách thức đặt ra cho lĩnh vực VLXD là đi đôi với những thiết kế cho các công trình xây dựng được hỗ trợ bởi công nghệ số, đòi hỏi đáp ứng theo xu hướng xanh và trên hết là giải quyết bài toán về tiết kiệm tài nguyên, năng lượng,...
Từ năm 2015, Việt Nam đã trở thành nước phụ thuộc nguồn cung năng lượng sơ cấp vào nước ngoài. Do nhu cầu năng lượng được dự báo sẽ tăng nhanh hơn tốc độ phát triển nguồn cung trong thập kỷ tới, Việt Nam đang đứng trước áp lực phải sử dụng hiệu quả hơn những nguồn năng lượng đang có.
Khí thải phát sinh từ các hoạt động đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng là một trong những nguồn phát thải gây ô nhiễm cục bộ và ảnh hưởng tới nhiều khu vực lân cận. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp kiểm kê khí thải để tính toán tổng lượng bụi (PM10 và PM2.5) phát sinh do đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, năm 2021.
Trên Tạp chí môi trường, tác giả Nguyễn Thị Thu Hà đến từ Viện Địa lý nhân văn - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã công bố nghiên cứu "Thực trạng môi trường không khí, nước và chất thải rắn tại làng nghề thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Bắc Ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm". Dưới đây Chuyên trang Quản lý môi trường xin được dẫn lại để bạn đọc tham khảo.