Biến dầu vỏ hạt điều thành nhựa sản xuất nắp hố ga thoát nước

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/10/2022 | 2:52:24 PM

QLMT - Nhằm tận dụng phế phẩm vỏ hạt điều, giảm giá thành điều chế nhựa tổng hợp, các nhà khoa học tại Viện Khoa học vật Liệu ứng dụng đã sử dụng dầu vỏ hạt điều để tổng hợp thành một loại nhựa gia cường trong sản xuất nắp hố ga thoát nước.

Đây là sản phẩm của đề tài "Nghiên cứu cải tiến hỗn hợp SMC (từ nhựa polyesther và sợi thủy tinh) bằng nhựa Bakelite biến tính dầu điều ứng dụng sản phẩm nắp hố ga cho khu dân cư thuộc Thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài đã được Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM nghiệm thu.

Sau gần 2 năm thực hiện nhiệm vụ, nhóm tác giả đã tổng hợp được nhựa Bakelite từ dầu vỏ hạt điều phản ứng trùng ngưng với formaldehyde, sử dụng xúc tác H2SO4 ở quy mô phòng thí nghiệm. Độ bền nhiệt của nhựa Bakelite là 425,39ºC; Xác định được chế độ kỹ thuật thích hợp để gia công vật liệu composite SMC/Bakelite. 

Biến dầu vỏ hạt điều thành nhựa sản xuất nắp hố ga thoát nước
Nắp hố ga nhựa Bakelite biến tính dầu điều được lắp đặt thử nghiệm tại huyện Cần Giuộc, Long An. Ảnh: NNC

Từ các kết quả trên, các nhà khoa học đã tiến hành sản xuất thử vành và nắp hố ga. Qua kiểm nghiệm tại Trung tâm thí nghiệm kiểm định xây dựng thuộc chi nhánh Công ty cổ phần tư vấn kiểm định xây dựng Thái Dương, Quatest 3, sản phẩm vành hố ga, vành và nắp thu nước mưa chịu được tải trọng 12,5 tấn, nắp hố ga chịu được lực được tải trọng 25 tấn; độ bền uốn, bền kéo, bền nén, độ hấp thụ nước đạt tiêu chuẩn, có thể đưa vào sản xuất và ứng dụng trên thị trường. 

Nắp hố ga bằng nhựa Bakelite biến tính dầu điều hiện đã được lắp đặt thử nghiệm trên Quốc lộ 50 tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Sau 3 tháng sử dụng, sản phẩm không bị cong vênh hay nứt gãy.

Hải Thanh

Tags dầu vỏ hạt điều hạt điều nắp hố ga thoát nước nhựa nhựa Bakelite

Các tin khác

Từ thân cây thanh long, một loại thực vật phổ biến của Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại màng mỏng chitosan làm bao bì đóng gói với đặc tính kháng khuẩn vượt trội.

Theo ước tính, tổng trữ lượng carbon hữu cơ của các thảm cỏ biển ở Việt Nam đạt hơn 878 nghìn tấn, tương ứng với khoảng 3,2 triệu tấn CO2 hoặc 3,2 triệu tín chỉ carbon, có giá trị lên tới hơn 64 triệu USD trên thị trường.

Hiện nay, cầu lương thực của cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng ngày càng tăng. Trồng lúa ba vụ/năm đã giúp cho sản lượng lúa tăng lên đến 14-16 tấn/ha/năm, bù đắp được lượng lúa bị giảm do đất trồng lúa bị sử dụng vào mục đích khác (Nguyễn Bảo Vệ, 2010).

Hệ thống xử lý rác thải y tế bằng công nghệ hấp nhiệt ướt có thể đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện tự xử lý hay các mô hình tập trung từ 0,5 - 1 tấn và 2 - 10 tấn/ngày tùy quy mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục