QLMT - Từ nhiều nguồn vật liệu như vỏ lạc, gáo dừa, và than đá, một nhóm học sinh đến từ một số trường phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển thành công sản phẩm than hoạt tính có tên MIDORI.
Nhóm MIDORI đã tìm ra phương pháp để các phụ phẩm nông nghiệp thường bị bỏ đi thành than hoạt tính với nhiều tiềm năng ứng dụng, đặc biệt trong lĩnh vực xử lý ô nhiễm nước. Nguyên liệu thô được nung nóng từ từ trong môi trường chân không, sau đó được hoạt tính hóa bằng các khí oxy hóa ở nhiệt độ cực cao, tạo ra những lỗ nhỏ li ti có khả năng hấp thụ và giữ các tạp chất.
Về mặt môi trường, vỏ lạc được coi là phế thải, nhưng xét ở góc độ khác, chúng là nguồn tài nguyên tiềm năng
Về mặt môi trường, vỏ lạc được coi là phế thải, nhưng xét ở góc độ khác, chúng là nguồn tài nguyên tiềm năng. Với thành phần chính là cellulose, hemicellulose và lignin, vỏ lạc và các phế phẩm nông nghiệp khác như vỏ trấu, lõi ngô, vỏ dừa, rơm rạ có thể biến tính trở thành than hoạt tính, một chất liệu xốp với nhiều lỗ lớn nhỏ, giúp hấp thụ tạp chất hiệu quả.
Quá trình sản xuất than hoạt tính của nhóm MIDORI khá đơn giản. Vỏ lạc được nung nóng từ từ trong môi trường chân không, sau đó hoạt tính hóa bằng các khí oxy hóa ở nhiệt độ cực cao, tạo ra những lỗ nhỏ li ti. Quá trình này diễn ra trong 8-12 ngày, nhiệt độ được đẩy lên rất cao, phụ thuộc vào công nghệ và chất lượng lò đốt, nồi nấu than hoạt tính.
Than hoạt tính được hoạt hóa bằng khí ở nhiệt độ cao phát triển các lỗ cực nhỏ, làm tăng diện tích bề mặt, giúp hấp thụ tạp chất hiệu quả. Kết cấu xốp của than có điện tích âm, hút các phân tử tích điện dương như chất độc và khí. Khi chất lỏng hoặc khí đi qua than hoạt tính này, chúng liên kết với nó thông qua quá trình hấp phụ.
Không chỉ đơn thuần là một sản phẩm thương mại, nhóm học sinh MIDORI kỳ vọng đây là một dự án mang tính nhân văn, góp phần giảm ô nhiễm môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
ĐAN VY
Tags
vỏ lạc
phụ phẩm nông nghiệp
than hoạt tính
học sinh
Từ thân cây thanh long, một loại thực vật phổ biến của Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại màng mỏng chitosan làm bao bì đóng gói với đặc tính kháng khuẩn vượt trội.
Theo ước tính, tổng trữ lượng carbon hữu cơ của các thảm cỏ biển ở Việt Nam đạt hơn 878 nghìn tấn, tương ứng với khoảng 3,2 triệu tấn CO2 hoặc 3,2 triệu tín chỉ carbon, có giá trị lên tới hơn 64 triệu USD trên thị trường.
Hiện nay, cầu lương thực của cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng ngày càng tăng. Trồng lúa ba vụ/năm đã giúp cho sản lượng lúa tăng lên đến 14-16 tấn/ha/năm, bù đắp được lượng lúa bị giảm do đất trồng lúa bị sử dụng vào mục đích khác (Nguyễn Bảo Vệ, 2010).
Hệ thống xử lý rác thải y tế bằng công nghệ hấp nhiệt ướt có thể đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện tự xử lý hay các mô hình tập trung từ 0,5 - 1 tấn và 2 - 10 tấn/ngày tùy quy mô.