Phát hiện loài trà my quý hiếm tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập (Bình Phước)

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/2/2024 | 10:22:08 AM

QLMT - Các nhà khoa học vừa phát hiện và công bố đến thế giới một loài trà my mới mang tên khoa học Camellia hoaana H. T. Khuong & S. X. Yang, sp. nov.

Theo trên tạp chí "DALAT UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE (Volume 14, Issue 1, 2024 37-44), nhóm nghiên cứu cho biết: Camellia hoaana H. T. Khuong & S. X. Yang, sp. Nov là loài trà hoa trắng thuộc chi trà (Camellia), được ghi nhận lần đầu tiên tại VQG Bù Gia Mập, với sự hợp tác của các nhà khoa học trong nước và từ Viện Thực vật học Côn Minh - Vân Nam, Trung Quốc. Cây mọc rải rác dưới tán rừng thường xanh giàu và có một số cây được ghi nhận dưới tán rừng hỗn giao gỗ - lồ ô (HG1).


Ảnh: tckh.dlu.edu.vn

Sự phát hiện loài trà my này là kết quả của quá trình nghiên cứu và theo dõi kỹ lưỡng của nhóm nghiên cứu từ tháng 10/2019 đến tháng 5/2023. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn gen quý hiếm tại VQG Bù Gia Mập.

Việc công bố loài trà my mới không chỉ thể hiện bước phát triển trong hiểu biết về đa dạng sinh học tại VQG Bù Gia Mập mà còn mở ra cơ hội để tiếp tục nghiên cứu và bảo tồn các loài thực vật quý hiếm khác trong khu vực này. Đặc biệt, việc UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt đề tài nghiên cứu bảo tồn nguồn gen các loài trà my tại VQG Bù Gia Mập là một bước quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực này.

Sự phát hiện loài trà my mới tại VQG Bù Gia Mập đã chứng minh vai trò không thể phủ nhận của vườn quốc gia này trong việc bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm, đồng thời mở ra cơ hội mới để tiếp tục khám phá và hiểu biết về vẻ đẹp tự nhiên của Bù Gia Mập.

ĐAN VY

Tags trà my Vườn quốc gia Bù Gia Mập Bình Phước phát hiện

Các tin khác

Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 900 km kênh rạch đóng vai trò quan trọng trong việc thoát nước trên địa bàn thành phố.

Nếu được tái chế đúng cách, đất bùn nạo vét có thể trở thành tài nguyên giá trị.

Methane là chất khí phát thải, cùng với một số loại khí khác gây ra hiệu ứng nhà kính đang làm cho trái đất nóng lên. Việc xả nước thải sinh hoạt là một hoạt động diễn ra thường xuyên tại các đô thị, tuy nhiên cần quan tâm hơn nữa đến các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí Methane.

PGS. TS Ngô Đức Thành từ Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, cùng nghiên cứu sinh Vũ Nhung từ Đại học Quốc gia Hà Nội đã thực hiện một nghiên cứu chi tiết về mối quan hệ giữa nhiệt độ, độ ẩm và căng thẳng nhiệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự