QLMT - Trong một nghiên cứu mới, nhóm nghiên cứu quốc tế đã công bố những phát hiện mới về cách môi trường ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não và làm thay đổi chức năng não bộ trong tương lai dưới tác động của biến đổi khí hậu.
Các nhà khoa học đã công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Nature Climate Change với tác giả chính là tiến sĩ Kimberly C. Doell ở trường đại học Vienna với sự hỗ trợ dữ liệu từ các trường đại học lớn như Geneva, New York, Chicago, Washington, Stanford, Exeter ở Anh và Viện nghiên cứu Max Plank Berlin.
Ảnh minh hoạ. ITN
Trong nghiên cứu này, nhóm các nhà khoa học không chỉ tập trung vào việc hiểu rõ tác động của biến đổi khí hậu đối với bộ não mà còn đề cập đến vai trò quan trọng của các nhà khoa học thần kinh trong giải quyết những thách thức này.
Tiến sĩ Kimberly C. Doell, cho biết: "Chúng ta mới chỉ bắt đầu nghiên cứu cách biến đổi khí hậu, vấn đề lớn nhất đối mặt thế giới hiện nay, có thể thay đổi cách bộ não hoạt động của chúng ta."
Nhóm nghiên cứu đang kêu gọi các nghiên cứu chi tiết hơn về cách những sự kiện thời tiết cực đoan như sóng nhiệt, hạn hán, bão và cháy rừng có thể ảnh hưởng đến bộ não con người. Họ tin là những sự kiện này có thể làm thay đổi cấu trúc, chức năng não, và toàn bộ sức khỏe con người; đồng thời kêu gọi nghiên cứu nhiều hơn để đánh giá cách điều này có thể giải thích những thay đổi trong sức khỏe và hành vi.
Tiến sĩ Mathew White của trường Exeter và Vienna, một trong những tác giả chính, cho biết: "Chức năng não và biến đổi khí hậu đều phức tạp. Chúng ta cần phải xem xét làm thế nào chúng liên kết với nhau để bảo vệ não bộ chúng ta khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu."
Nghiên cứu này không chỉ đặt ra câu hỏi mà còn đề xuất giải pháp để bảo vệ não và tăng cường khả năng chống chọi của chúng ta trước những biến đổi tiêu cực xảy ra trong tương lai của biến đổi khí hậu.
BẢO NGỌC (T/h)
Tags
biến đổi khí hậu
ảnh hưởng
não bộ
Từ thân cây thanh long, một loại thực vật phổ biến của Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại màng mỏng chitosan làm bao bì đóng gói với đặc tính kháng khuẩn vượt trội.
Theo ước tính, tổng trữ lượng carbon hữu cơ của các thảm cỏ biển ở Việt Nam đạt hơn 878 nghìn tấn, tương ứng với khoảng 3,2 triệu tấn CO2 hoặc 3,2 triệu tín chỉ carbon, có giá trị lên tới hơn 64 triệu USD trên thị trường.
Hiện nay, cầu lương thực của cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng ngày càng tăng. Trồng lúa ba vụ/năm đã giúp cho sản lượng lúa tăng lên đến 14-16 tấn/ha/năm, bù đắp được lượng lúa bị giảm do đất trồng lúa bị sử dụng vào mục đích khác (Nguyễn Bảo Vệ, 2010).
Hệ thống xử lý rác thải y tế bằng công nghệ hấp nhiệt ướt có thể đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện tự xử lý hay các mô hình tập trung từ 0,5 - 1 tấn và 2 - 10 tấn/ngày tùy quy mô.