QLMT - Nhóm tác giả tại Viện Công nghệ Hóa học (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã thành công trong việc chế tạo xúc tác nano vàng, một giải pháp sáng tạo và hiệu quả trong việc khử chất độc p-nitrophenol (p-NP) có trong nước thải.
Chất p-NP là một trong những chất độc hại gây ô nhiễm nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, được xếp vào danh sách 114 chất ô nhiễm hữu cơ nguy hiểm nhất theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ.
Nước thải chứa các hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học, đặc biệt là các dẫn xuất nitro của hợp chất phenol. Các phương pháp truyền thống để xử lý p-NP thường tốn kém và không hiệu quả. Tuy nhiên, nghiên cứu của nhóm này đã đạt tốc độ chuyển hóa p-NP thành p-Aminophenol (p-AP) lên đến 100% trong 30 phút, mở ra tiềm năng ứng dụng trong ngành dược phẩm.
Thử nghiệm quá trình chuyển hóa p-NP. Ảnh: NNC
Đặc biệt, phương pháp sử dụng xúc tác nano vàng thúc đẩy việc sử dụng nguồn phế phẩm tự nhiên. Nhóm đã tận dụng vỏ bưởi có hàm lượng polyphenol lớn để tạo tác nhân khử ion vàng và oxit đất hiếm ceria (CeO2) - là chất mang trong xúc tác. Sử dụng các phương pháp thủy nhiệt và tách chiết từ thực vật giúp giảm chi phí và hạn chế tác động xấu đối với môi trường.
Không chỉ giải quyết vấn đề xử lý nước thải hiệu quả, nghiên cứu này còn giúp gia tăng giá trị của quả bưởi thông qua việc tận dụng phế phẩm nông nghiệp. Với việc sử dụng chất xúc tác nano vàng có hàm lượng thấp, nghiên cứu đạt bước tiến quan trọng trong việc giảm chi phí xử lý nước thải và bảo vệ môi trường.
Kết quả của nghiên cứu nói trên đã nhận được sự công nhận và đánh giá xuất sắc từ Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
LÂM HÀ
Tags
nano vàng
xúc tác
xử lý nước thải
vỏ bưởi
Từ thân cây thanh long, một loại thực vật phổ biến của Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại màng mỏng chitosan làm bao bì đóng gói với đặc tính kháng khuẩn vượt trội.
Theo ước tính, tổng trữ lượng carbon hữu cơ của các thảm cỏ biển ở Việt Nam đạt hơn 878 nghìn tấn, tương ứng với khoảng 3,2 triệu tấn CO2 hoặc 3,2 triệu tín chỉ carbon, có giá trị lên tới hơn 64 triệu USD trên thị trường.
Hiện nay, cầu lương thực của cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng ngày càng tăng. Trồng lúa ba vụ/năm đã giúp cho sản lượng lúa tăng lên đến 14-16 tấn/ha/năm, bù đắp được lượng lúa bị giảm do đất trồng lúa bị sử dụng vào mục đích khác (Nguyễn Bảo Vệ, 2010).
Hệ thống xử lý rác thải y tế bằng công nghệ hấp nhiệt ướt có thể đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện tự xử lý hay các mô hình tập trung từ 0,5 - 1 tấn và 2 - 10 tấn/ngày tùy quy mô.