Sản xuất phân bón sinh học từ vỏ trứng và vỏ đầu tôm

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/7/2023 | 10:08:27 AM

QLMT - Tận dụng vỏ trứng và vỏ đầu tôm, các nhà khoa học phía Nam đã tạo ra được 2 chế phẩm phân bón lá sinh học có chất lượng cao chuyên dùng cho cây rau và hoa kiểng.

Đó là kết quả của đề tài "Nghiên cứu quy trình chiết xuất canxi từ vỏ trứng; oligochitosan, axit amin từ vỏ đầu tôm, phối chế làm phân bón lá sinh học” do Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa) vừa được Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM nghiệm thu hôm 30/6. 



Theo tiến sĩ Lâm Văn Hà - chủ nhiệm đề tài, để tạo ra 2 sản phẩm trên, nhóm nghiên cứu đã thực hiện quy trình chiết xuất Ca2+ (Ion Ca) từ vỏ trứng gia cầm và quy trình chiết xuất chitosan, và thu hồi axit amin từ vỏ đầu tôm, thông qua gia nhiệt cùng với xúc tác enzym sinh học và thực hiện điều chế Oligochitosan. 

Từ đó, nhóm nghiên cứu đã thực hiện phối chế dịch chiết xuất canxi từ vỏ trứng gia cầm với Oligochitosan và axit amin từ vỏ đầu tôm. Kết quả đã tạo ra được 2 chế phẩm phân bón lá sinh học Ca-Oligochitosan-Amin-TE có chất lượng cao chuyên dùng cho cây rau và hoa kiểng.

Để kiểm tra chất lượng của 2 chế phẩm trên, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm bổ sung phân bón lá sinh học Ca-Oligochitosan-Amin-TE cho rau cải thìa canh tác trên vùng đất xám tại huyện Củ Chi. 

Kết quả, sản phẩm đã có tác động tích cực đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, tăng sức đề kháng, nâng cao năng suất và chất lượng rau. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân bón lá cũng đã làm giảm sự gây hại của bệnh thối nhũn và nâng cao chất lượng cảm quan cho cây trồng.

Vỏ trứng và vỏ đầu tôm là phế phẩm nông nghiệp, việc tận dụng nguồn phế phẩm này vừa góp phần bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn vừa phát triển vùng rau hữu cơ an toàn, nâng cao chuỗi giá trị của sản xuất nông nghiệp, nâng cao sức khỏe cho người dân.

LÂM HÀ

Tags vỏ trứng vỏ đầu tôm phân bón sinh học chế phẩm

Các tin khác

Nhóm sinh viên từ Đại học Quốc gia TP.HCM đã thành công trong việc chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng, một phát minh có thể hỗ trợ hiệu quả trong y học cổ truyền.

Để đối phó với nguy cơ lũ và ngập lụt tại các khu vực tập trung đông dân cư ở vùng miền núi Bắc Bộ, TS Lê Viết Sơn cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Quy hoạch thủy lợi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá rủi ro lũ, ngập lụt và đề xuất các giải pháp phòng tránh, thích ứng cho các khu vực tập trung đông dân cư, đô thị vùng miền núi Bắc Bộ”.

Rác thải từ nông nghiệp đang gây ra ô nhiễm trầm trọng cho nguồn nước và bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường không khí. Do đó, sản xuất vật liệu xây dựng từ phế thải là một trong những giải pháp hữu hiệu để thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn.

Một nhóm các nhà nghiên cứu khu vực miền Nam đã thành công trong việc sử dụng các phụ phẩm công nghiệp như bùn lắng, tro xỉ nhiệt điện than và xỉ lò đốt rác để tạo ra vật liệu san lấp mới có khả năng chịu lực thay thế cát san lấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục