Giáo viên sáng chế nước tẩy rửa đa năng sinh học

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/6/2023 | 4:04:40 PM

QLMT - Cô giáo Đặng Hồng Trúc Linh cùng nhóm giáo viên Tổ Lý - Hóa - Sinh, Trường THCS Lê Thành Công (TP HCM) đã tận dụng quả bồ hòn, quả dứa và thân cây sả sáng chế nước tẩy rửa đa năng hiệu quả cao, an toàn cho da và môi trường.

Theo nhóm nghiên cứu, quả bồ hòn, quả dứa và thân cây sả có những đặc tính phù hợp để ứng dụng trong việc chế tạo chất làm sạch.

Quy trình làm ra nước tẩy rửa sinh học của nhóm nghiên cứu khá đơn giản. Nguyên liệu được chọn và xử lý, sau đó ủ lên men, cho vào lọc để pha chế. Trong đó, ủ lên men là bước quan trọng, quyết định đến chất lượng của nước rửa.


Sản phẩm nước tẩy rửa đa năng sinh học của nhóm giáo viên. Ảnh: NNC

Theo nhóm tác giả, thời gian ủ và lên men khoảng từ 40 - 45 ngày. Khi kiểm tra thấy dung dịch có mùi thơm, hơi chua đặc trưng là nguyên liệu lên men đã phân hủy hoàn toàn.

Dùng vải loại bỏ phần bã thực vật và chiết ra các chai nhỏ ta được dung dịch nước tẩy rửa thô. Để dung dịch sau 1 - 2 ngày để phần cặn lắng xuống rồi tách chiết lấy phần dung dịch trong suốt phía trên và dùng để sản xuất nước rửa chén bát, nước lau kính, nước lau nhà... Phần dung dịch có chứa cặn phía dưới được dùng để rửa bồn cầu, thông cống rãnh… Còn phần bã thực vật được sử dụng làm phân bón cũng có tác dụng cải tạo đất tốt.

Dung dịch nước tẩy rửa sinh học từ thiên nhiên không có chất tạo đông, chất tạo bọt saponin từ tự nhiên có thể sử dụng để rửa bát, lau nhà, rửa kính, lau chùi nhà bếp một cách dễ dàng, an toàn. Ngoài đặc tính an toàn với da tay, sản phẩm còn giúp khử sạch mùi tanh, các vết dầu, mảng bám cứng đầu trên chén bát, đồ dùng ăn uống…

BẢO NGỌC

Tags sinh học nước tẩy rửa đa năng nước tẩy rửa giáo viên

Các tin khác

Nhóm sinh viên từ Đại học Quốc gia TP.HCM đã thành công trong việc chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng, một phát minh có thể hỗ trợ hiệu quả trong y học cổ truyền.

Để đối phó với nguy cơ lũ và ngập lụt tại các khu vực tập trung đông dân cư ở vùng miền núi Bắc Bộ, TS Lê Viết Sơn cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Quy hoạch thủy lợi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá rủi ro lũ, ngập lụt và đề xuất các giải pháp phòng tránh, thích ứng cho các khu vực tập trung đông dân cư, đô thị vùng miền núi Bắc Bộ”.

Rác thải từ nông nghiệp đang gây ra ô nhiễm trầm trọng cho nguồn nước và bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường không khí. Do đó, sản xuất vật liệu xây dựng từ phế thải là một trong những giải pháp hữu hiệu để thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn.

Một nhóm các nhà nghiên cứu khu vực miền Nam đã thành công trong việc sử dụng các phụ phẩm công nghiệp như bùn lắng, tro xỉ nhiệt điện than và xỉ lò đốt rác để tạo ra vật liệu san lấp mới có khả năng chịu lực thay thế cát san lấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục