Nguy cơ nhiễm hoá chất độc hại vào thực phẩm từ nhựa tái chế

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/5/2023 | 4:02:20 PM

QLMT - Nghiên cứu mới cho thấy bao gói, hộp đựng làm bằng nhựa tái chế có thể truyền hóa chất độc hại mà chúng tích tụ trong quá trình tái chế như styrene, benzen, bisphenol, kim loại nặng, formaldehyde và phthalates... sang thực phẩm.

Nghiên cứu đăng trên cambridge.orgđã đánh giá hàng trăm ấn phẩm khoa học về nhựa và nhựa tái chế để đưa ra đánh giá có hệ thống về các hóa chất trong bao bì, dụng cụ, đĩa và các vật dụng tái chế khác có thể tiếp xúc với thực phẩm. "Các hóa chất độc hại có thể tích tụ trong vật liệu tái chế và sau đó nhiễm vào thực phẩm, dẫn đến việc con người bị phơi nhiễm mãn tính”, các tác giả nghiên cứu cho biết, đồng thời lưu ý rằng các chai làm từ nhựa polyetylen terephthalate (PET) là một vật trung chuyển hóa chất phổ biến.

Kết quả này nhấn mạnh việc tái chế vật liệu đi kèm với rủi ro. Có 853 hóa chất được sử dụng trong nhựa tái chế PET, phổ biến nhất là antimon và acetaldehyde, trong khi các chất độc mạnh như 2,4-DTBP, ethylene glycol, chì, axit terephthalic, bisphenol và oligomer PET tuần hoàn cũng thường xuyên xuất hiện.



Ảnh minh hoạ. Nguồn: Getty Images

Nghiên cứu mô tả nhựa là "những vật liệu rất phức tạp chứa hàng trăm hợp chất tổng hợp khác nhau, trong khi các đặc tính nguy hiểm ít được biết”. "Khi chất lượng nhựa tái chế giảm đi, lượng chất gây ô nhiễm tiềm tàng sẽ tăng lên" - Birgit Geueke, tác giả chính của nghiên cứu và nhà khoa học cấp cao của Diễn đàn Bao bì Thực phẩm có trụ sở tại Zurich, cho biết.

Dữ liệu cho thấy các hóa chất được thêm vào hoặc tạo ra trong quá trình tái chế. Trong khi 461 loại hợp chất hữu cơ dễ bay hơi được phát hiện trong nhựa dùng lần đầu, thì có đến 573 loại được tìm thấy trong nhựa tái chế.Geueke cho biết rất khó xác định nguồn gốc hóa chất trong nhựa tái chế, nhưng nó có thể xuất phát từ việc bổ sung hóa chất trong quá trình tái chế, phản ứng giữa các hóa chất hoặc do nhựa hấp thụ thêm hóa chất theo thời gian sử dụng.

Người tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình bằng cách tránh dùng đồ nhựa để đựng thực phẩm nhiều nhất có thể, mang theo hộp không phải bằng nhựa khi cần đựng đồ ăn và tránh các sản phẩm thực phẩm có bao bì nhựa. Tuy nhiên, cuối cùng, biện pháp khắc phục hiệu quả nhất là loại bỏ nhựa và xã hội sử dụng các vật liệu an toàn hơn, các tác giả của nghiên cứu viết.

"Cần chuyển hướng sang các vật liệu có thể được tái sử dụng một cách an toàn do đặc tính vật liệu trơ, giảm tác động của bao bì thực phẩm sử dụng một lần đối với môi trường và của các hóa chất tồn đọng đối với sức khỏe con người”, bài báo viết.

An Đông (T/h)

Tags Nguy cơ Nhiễm hoá chất độc hại Thực phẩm Nhựa tái chế

Các tin khác

Từ thân cây thanh long, một loại thực vật phổ biến của Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại màng mỏng chitosan làm bao bì đóng gói với đặc tính kháng khuẩn vượt trội.

Theo ước tính, tổng trữ lượng carbon hữu cơ của các thảm cỏ biển ở Việt Nam đạt hơn 878 nghìn tấn, tương ứng với khoảng 3,2 triệu tấn CO2 hoặc 3,2 triệu tín chỉ carbon, có giá trị lên tới hơn 64 triệu USD trên thị trường.

Hiện nay, cầu lương thực của cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng ngày càng tăng. Trồng lúa ba vụ/năm đã giúp cho sản lượng lúa tăng lên đến 14-16 tấn/ha/năm, bù đắp được lượng lúa bị giảm do đất trồng lúa bị sử dụng vào mục đích khác (Nguyễn Bảo Vệ, 2010).

Hệ thống xử lý rác thải y tế bằng công nghệ hấp nhiệt ướt có thể đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện tự xử lý hay các mô hình tập trung từ 0,5 - 1 tấn và 2 - 10 tấn/ngày tùy quy mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục