Bắc Cực trôi dạt từ Canada sang Nga vì nguyên nhân khó ngờ

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/4/2021 | 8:56:16 AM

QLMT - Nghiên cứu mới đã đưa ra lý giải cho sự kiện "Bắc Cực" đúng nghĩa từ lâu đã rời khỏi vị trí địa lý truyền thống, trôi với tốc độ 50 km về phía Siberia: là do con người!

Trong bài công bố trên Geophysical Research Letters, nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Shanshan Deng từ Viện Khoa học Địa lý và Nghiên cứu Tài nguyên ở Trung Quốc nhận thấy hiện tượng băng tan nhanh hơn khi Trái Đất nóng lên có thể là nguyên nhân lớn gây ra sự trôi dạt địa cực xảy ra từ những năm 1990.

bac-cuc-troi-dat-tu-canada-sang-nga-vi-nguyen-nhan-kho-ngo-1
Cực quang ở Siberia, nơi sắp trở thành "Bắc Cực" đúng nghĩa - Ảnh: Valentio Jiganov

Theo Science Alert, Sử dụng dữ liệu vệ tinh từ sứ mệnh Phục hồi Trọng lực và Thí nghiệm Khí hậu (GRACE) của NASA và ước tính về sự mất mát của sông băng và việc bơm nước ngầm từ những năm 1980, các tác giả nhận ra rằng Trái Đất đã chịu sự thay đổi về phân bố khối lượng khi các sông băng tan chảy. Với một quả cầu bình thường, các chỗ nặng nhẹ thay đổi bất thường sẽ khiến nó lăn đi. Địa cầu của chúng ta cũng thế, nó đã bị nghiêng đi. Vì thế cực Bắc và cực Nam từ tính thực sự đã không còn nằm đúng vị trí của nó trên bản đồ từ lâu.

Theo các một số nghiên cứu của Mỹ trước đó, tên gọi "Bắc Cực" dành cho vùng đất băng giá phía Bắc Canada thực ra đã không còn chuẩn xác về mặt khoa học. Lẽ ra nơi đáng được gọi là Bắc Cực ngày nay phải là… một phần của biển Bắc Băng Dương, gần bờ Siberia của Nga.

Nghiên cứu công bố năm 2019 của Cơ quan Khảo sát địa chất Anh và Thông tin môi trường Quốc gia Mỹ tính toán rằng cực Bắc của hành tinh đang di chuyển với tốc độ khoảng 50km mỗi năm.

Với Nam Cực, nó vẫn xứng đáng được gọi là Nam Cực bởi "hồng tâm" là cực Nam hãy còn nằm trên châu lục băng giá. Tuy nhiên trong tương lai, chuyện Nam Cực không còn đúng nghĩa là Nam Cực có thể xảy ra.

Tờ Daily Mail trích dẫn bình luận của nhà khoa học khí hậu Vincent Humphrey từ Đại học Zurich (Thụy Sĩ) cho rằng công trình mang lại bằng chứng thú vị cho câu hỏi vì sao Bắc Cực "trốn chạy" nhanh chóng. Từ lâu, việc các cực từ thay đổi đã được liên kết với sự kiện "đảo ngược cực từ" đã xảy ra hàng trăm lần trong lịch sử hành tinh. Tuy nó cần một yếu tố chính là sự vận chuyển của dòng kim loại lỏng sâu bên trong lòng Trái Đất, nhưng nghiên cứu cho thấy tác động của biến đổi khí hậu là phần cộng gộp đáng kể.

Mà biến đổi khí hậu là một hiện tượng có sức tàn phá rất lớn, liên quan đến hoạt động của con người. Nói cách khác, có thể chính chúng ta đang góp phần vào việc đảo ngược cực từ mà nhân loại lo sợ. Hiện tượng này có thể hủy hoại hệ thống viễn thông, định vị của người Trái Đất.


Theo Người Lao Động

Tags Bắc Cực Canada Nga Siberia

Các tin khác

Từ thân cây thanh long, một loại thực vật phổ biến của Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại màng mỏng chitosan làm bao bì đóng gói với đặc tính kháng khuẩn vượt trội.

Theo ước tính, tổng trữ lượng carbon hữu cơ của các thảm cỏ biển ở Việt Nam đạt hơn 878 nghìn tấn, tương ứng với khoảng 3,2 triệu tấn CO2 hoặc 3,2 triệu tín chỉ carbon, có giá trị lên tới hơn 64 triệu USD trên thị trường.

Hiện nay, cầu lương thực của cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng ngày càng tăng. Trồng lúa ba vụ/năm đã giúp cho sản lượng lúa tăng lên đến 14-16 tấn/ha/năm, bù đắp được lượng lúa bị giảm do đất trồng lúa bị sử dụng vào mục đích khác (Nguyễn Bảo Vệ, 2010).

Hệ thống xử lý rác thải y tế bằng công nghệ hấp nhiệt ướt có thể đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện tự xử lý hay các mô hình tập trung từ 0,5 - 1 tấn và 2 - 10 tấn/ngày tùy quy mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục