Có thể dò các dấu hiệu sự sống ngoài trái đất trong 5 hay 10 năm tới

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/4/2021 | 3:48:52 PM

QLMT - Nghiên cứu mới đây đã cho thấy một kính viễn vọng mới có thể dò được dấu hiệu tiềm năng về sự sống trên những hành tinh khác trong trong vòng khoảng 60 giờ.

Co-the-do-cac-dau-hieu-su-song-ngoai-trai-dat-trong-5-hay-10-nam-toi-1

"Điều khiến tôi thực sự bất ngờ về những kết quả này chúng tôi có thể tìm ra những dấu hiệu của sự sống ở những hành tinh khác trong vòng năm hoặc 10 năm tới’, Caprice Phillips, một học viên cao học tại trường đại học Ohio, nói. Anh sẽ chia sẻ những phát hiện ban đầu này về vấn đề này tại một cuộc họp báo trong khuôn khổ phiên họp của Hội Vật lý Mỹ APS 2021 vào tháng 4 này.

Các sao lùn khí có tiềm năng để nuôi dưỡng sự sống. Nhưng bởi vì không có các siêu trái đất hoặc tiểu sao Hải vương tồn tại trong hệ mặt trời của chúng ta, các nhà khoa học đã vật lộn để có thể xác định được liệu bầu khí quyển của chúng chứa ammonia và những tín hiệu tiềm nang của vật chất sống hay không.

Phillips tính toán, khi Kính viễn vọng không gian James Webb lắp đặt Space Telescope vào tháng 10 tới, có thể có khả năng dò được ammonia xung quanh sáu sao lùn khí chỉ sau một vài quỹ đạo quay.

Cô và đồng nghiệp mô hình hóa cách thiết bị JWST có thể phản hồi các đám mây hay thay đổi và các điều kiện khí quyển, sau đó tạo ra một danh sách xếp hạng về nơi nào kính viễn vọng này nên tìm kiếm sự sống.

"Loài người đã đặt ra những câu hỏi ‘chúng ta có cô đơn trong vũ trụ?’, ‘sự sống là gì?’,‘sự sống ở nơi khác có tương tự như sự sống của chúng ta không?’”, Phillips nói. "Nghiên cứu của tôi đề xuất là lần đầu tiên, chúng ta có hiểu biết khoa học và năng lực khoa học để bắt đầu thực sự tìm kiếm các câu trả lời cho những câu hỏi trên”.




Theo Anh Vũ/ Tia Sáng

Tags sự sống ngoài trái đất kính viễn vọng mới Hội Vật lý Mỹ APS

Các tin khác

Bùn biogas giàu dinh dưỡng, có thể sử dụng làm phân bón nếu giải quyết được các hạn chế như pH cao, lượng nước lớn, chứa N dễ bay hơi, dễ thất thoát ra môi trường và chứa vi sinh gây bệnh.

Nhóm sinh viên từ Đại học Quốc gia TP.HCM đã thành công trong việc chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng, một phát minh có thể hỗ trợ hiệu quả trong y học cổ truyền.

Để đối phó với nguy cơ lũ và ngập lụt tại các khu vực tập trung đông dân cư ở vùng miền núi Bắc Bộ, TS Lê Viết Sơn cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Quy hoạch thủy lợi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá rủi ro lũ, ngập lụt và đề xuất các giải pháp phòng tránh, thích ứng cho các khu vực tập trung đông dân cư, đô thị vùng miền núi Bắc Bộ”.

Rác thải từ nông nghiệp đang gây ra ô nhiễm trầm trọng cho nguồn nước và bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường không khí. Do đó, sản xuất vật liệu xây dựng từ phế thải là một trong những giải pháp hữu hiệu để thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục