Nghiên cứu hiện trạng thoát nước Thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/4/2021 | 11:45:02 AM

QLMT - Thủ đô Viêng Chăn (TĐVC) nằm ở miền Trung của Lào, phía Bắc giáp với Tỉnh Viêng Chăn, phía Đông giáp với dãy núi Phou-Kháu-Khoai, phía Nam và phía Tây được bao bọc bởi sông Mekong (bên kia sông là Tỉnh Nong-Khai, Thái Lan). TĐVC có tổng diện tích là 3.920 km2 có 09 huyện, 482 Bản và 114.442 hộ gia đình, tổng dân số năm 2020 là khoảng 948.447 người, mật độ dân số trung bình là 700 người/km2. Trong đó, có 04 huyện nằm ở khu trung tâm, 03 huyện ven đô và 02 huyện ngoại thành. Ở trong trung tâm mật độ dân số cao nhất là 2.150 người/km2 tại huyện Chanthabouly và thấp nhất là 43 người/km2 tại ngoại thành thuộc huyện Pakngum

1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Thủ đô Viêng Chăn (TĐVC) nằm ở miền Trung của Lào, phía Bắc giáp với Tỉnh Viêng Chăn, phía Đông giáp với dãy núi Phou-Kháu-Khoai, phía Nam và phía Tây được bao bọc bởi sông Mekong (bên kia sông là Tỉnh Nong-Khai, Thái Lan). TĐVC có tổng diện tích là 3.920 km2 có 09 huyện, 482 Bản và 114.442 hộ gia đình, tổng dân số năm 2020 là khoảng 948.447 người, mật độ dân số trung bình là 700 người/km2. Trong đó, có 04 huyện nằm ở khu trung tâm, 03 huyện ven đô và 02 huyện ngoại thành. Ở trong trung tâm mật độ dân số cao nhất là 2.150 người/km2 tại huyện Chanthabouly và thấp nhất là 43 người/km2 tại ngoại thành thuộc huyện Pakngum [1]. 


nghien-cuu-hien-trang-thoat-nuoc-thu-do-vieng-chan-chdcnd-lao-1
Hình 1. Vị trí Thủ đô Viêng Chăn (a) và Tháp vàng That Luang (b)

Khí hậu của TĐVC chia thành hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Thời gian nóng nhất vào khoảng tháng 4 của mùa khô, nhiệt độ cao nhất trong năm khoảng 35-43oC, trong năm nhiệt độ trung bình giao động khoảng 22,4-22,7oC và cao nhất là khoảng 30,8-32,6oC (theo số liệu thống kê từ năm 2010-2020). Tổng lượng nước mưa giao động từ 1.650mm – 1.700mm, chủ yếu lượng mưa trong năm nhiều nhất tập chung vào 5 tháng mùa mưa  [1], [10]. 

Quy hoạch phát triển đô thị của TĐVC từ khi giải phóng năm 1975 đến năm 2020 được phát triển qua 4 giai đoạn. Giai đoạn I (trước năm 1991) bao gồm 100 Bản, giai đoạn II (1991-2000) bao gồm 150 Bản, giai đoạn III (2002-2010) bao gồm 189 Bản với tổng diện tích là 20.950 ha và giai đoạn IV (2011-2030) với tổng diện tích là 620 Km2 chiếm 15,82% tổng diện tích TĐVC [2].

nghien-cuu-hien-trang-thoat-nuoc-thu-do-vieng-chan-chdcnd-lao-2
Hình 2. Bản đồ quy hoạch Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2030 [2]
(a)Quy hoạch đô thị năm 2002-2010; (b) & (c) Quy hoạch đô thị năm 2010-2030

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 

2.1. Nghiên cứu tổng quan về hiện trạng thoát nước của TĐVC

- Dùng phương pháp thống kê để khảo sát và thu thập số liệu từ các cơ quan chính quyền địa phương, trung ương như Bộ Xây dựng & Giao thông công chính, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Nông Lâm nghiêp, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ủy ban Nhân dân TĐVC, JICA và các Sở ở TĐVC để thu thập số liệu, tham dự hội thảo và xin ý kiến tư vấn của chuyên gia. 

- Số liệu cần thu thập bao gồm: dân số, kinh tế, xã hội, các chế độ thủy văn, thủy lực, đường đồng mức, bản đồ quy hoạch đô thị, quy hoạch TN & XLNT, các dự án cấp thoát nước đã thực hiện, các đề tài nghiên cứu liên quan, nguồn nhân lực chuyên ngành, các doanh nghiệp TN & XLNT, cở sở pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và mô hình quản lý về HTTN & XLNT hiện có. 

2.2.Nghiên cứu khảo sát thực địa

- Nhóm nghiên cứu sử dụng thiết bị GPS, bản đồ quy hoạch tổng thể của TĐVC năm 2010-2030 và kết hợp với bản đồ Google map để khảo sát lưu vực TN của ở TĐVC để xác định ranh giới đường phân thủy và đường tụ thủy, xác định hướng TN, vị trí các kênh, cống, vị trí các ao hồ thu nước tự nhiên, khu vực hay bị ngập lụt, các trạm bơm cấp thoát nước, nhà máy xử lý nước cấp, đài nước, cửa xả NT và nguồn phát sinh NT và chế độ dùng nước của thành phố. 

- Thu thập thông tin qua phiếu điều tra và phỏng vấn các đối tượng như: hộ gia đình, trường học, công sở, khách sạn, trung tâm thương mại, bệnh viện và công sở để xác định tỷ lệ sử dụng nước, tỷ lệ phát sinh NT, phương pháp thu gom và XLNT, công trình vệ sinh, chất lượng NT sau XL, phương thức xả NT và TN mưa ra ngoài môi trường của các đối tượng được phỏng vấn. 

2.3.Lấy mẫu nước thải và phân tích trong phòng thí nghiệm

- Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước của TĐVC nhóm nghiên cứu đã căn cứ vào Tiêu chuẩn môi trường quốc gia Lào [14] và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT [15] để lựa chọn các thông số như pH, DO, COD, BOD5, TSS, TN, TP và Tổng Coliforms để tiến hành khảo sát, lấy mẫu phân tích. Nhóm nghiên cứu kết hợp với nhân viên phòng thí nghiệm Phanthamit Analytical Lab Co., LTD (hoặc PAL). tiến hành lấy mẫu, phân tích.  

- Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát toàn bộ các hệ thống kênh TN của TĐVC như Hòng Xeng, Hòng Ke và các kênh phụ của chúng, lựa chọn vị trí quan trắc phù hợp, tiến hành lấy mẫu NT, cũng như xác định lưu lượng dòng chảy của kênh vào mùa mưa và mùa khô.

nghien-cuu-hien-trang-thoat-nuoc-thu-do-vieng-chan-chdcnd-lao-3
Hình 3. Vị trí lấy mẫu nước thải tại kênh thoát nước ở Thủ đô Viêng Chăn
Ghi chú: Điểm SP1, SP2, SP3, SP4 là điểm lấy mẫu NT và đo lưu lượng nước trong kênh;
Điểm SP5 và SP6 chỉ đo lưu lượng nước chảy trong kênh.

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tổng quan hiện trạng thoát nước của TĐVC 

 Dự án cải thiện môi trường nước TĐVC, JICA năm 1990: 

Dự án này đã xác định các khu vực bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do thoát nước và vệ sinh hộ gia đình kém khó tiếp cận được các dịch vụ quản lý chất thải. Mục đích của dự án là cải thiện môi trường sống của người dân sống ở khu vực Sihom thông qua việc cải tạo nâng cấp, cải thiện vệ sinh, thoát nước mưa và tăng cường năng lực về thể chế chính sách trong quản lý môi trường. Một trong những thành công lớn nhất của dự án là thiết lập hệ thống ngân sách cho thôn bản để cải thiện nhà ở, kinh doanh nhỏ và sinh kế [3].

 Dự án quản lý nước thải của Đầm That Luang năm 1993-2000: 

Dự án này còn được gọi là dự án xây dựng hệ thống ao EU được tài trợ bở DANIDA để cải thiện khả năng thoát nước mưa và nước thải ra khỏi khu vực trung tâm TĐVC. Dự án này đã thiết kế xây dựng một trạm bơm, hệ thống ao ổn định (AFM – Anarobic, Facultative and Aerobic Maturation) và hệ thống ống thu gom thoát nước bằng cống bê tông cốt thép để kết nối kênh Hòng Thong vào hệ thống ao ổn định ở đầm That Luang để phục vụ dân số ước tính là 44.590 người cho năm 2005. Lượng BOD5 bình quân đầu người là 45g/ng.đ với giả định là 50% lượng nước thải ô nhiễm sẽ được thu gom và xử lý. Tuy nhiên, hệ thống đã ngừng hoạt động từ năm 2005 do kém quản lý, kém bảo trì và thiết bị bị đánh cắp, khu vực đất của ao EU do Chính phủ sở hữu đã được bán cho các công ty tư nhân [4].

 Dự án phát triển đô thị tổng hợp TĐVC năm 1996-2000: 

Mục tiêu tổng thể của dự án này là cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản và cơ sở hạ tầng, do đó mang lại lợi ích cho môi trường đô thị và sức khỏe người dân Viêng Chăn. Dự án còn hỗ trợ thành lập Ủy ban Quản lý và Phát triển Đô thị Viêng Chăn (VUDMC) để thể chế hóa quy hoạch đô thị và tăng cường kiểm soát quá trình phát triển đô thị. Các hoạt động của dự án bao gồm xây dựng và nâng cấp HTTN chính và cơ sở hạ tầng TN thứ cấp, bể tự hoại hộ gia đình, hố thấm và xe tải hút bùn cặn. Ngoài ra, dự án còn đề xuất xây dựng một trạm XLNT công suất nhỏ bên cạnh hệ thống ao ổn định ở đầm That Luang và nâng cao nhận thức của cộng đồng để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào sự phát triển quy hoạch chung của địa phương và vận hành bảo trì bảo dưỡng hệ thống thoát nước [6].

 Dự án cải thiện môi trường đô thị ở TĐVC năm 2001-2004: 

Dự án nhằm mục đích tiếp tục hỗ trợ quy hoạch thành phố với sự phát triển quy hoạch môi trường xanh và tạo ý thức cho người dân tham gia vào việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát ô nhiễm môi trường. Dự án thực hiện xây dựng một HTTN và XLNT thí điểm quy mô nhỏ ở đầm Nong Chăn để thu gom nước thải sinh hoạt (NTSH) khu vực Đông Palane, Nong Chăn, Saylom, Thongkhankham và Sisavad. Hệ thống thu gom và XLNT này bao gồm một trạm XLNT nhỏ bằng bê tông cốt thép kích thước 8x3x3,5m, các hệ thống cống nhỏ được xây dựng và kết nối tất cả các hộ gia đình trong khu vực dự án. Bên cạnh đó, một nhánh cống bao chạy dọc theo kênh thoát nước để kết nối với cống hiện có để vận chuyển nước thải đi đến ao ổn định ở đầm That Luang. Đồng thời dự án này còn thiết lập các khu công viên cây xanh xung quanh đầm Nông Chănh và dọc theo kênh Hòng Thong [5].

 Dự án cải thiện môi trường nước ở TĐVC của JICA năm 2011-2017: 

Dự án này được thực hiện cùng lúc với dự án quy hoạch phát triển tổng thể của TĐVC giai đoạn năm 2010 đến 2030 mục đích chính là để xem xét các điều kiện hiện có của hệ thống quản lý môi trường nước trong TĐVC và nghiên cứu xây dựng một hệ thống tổng thể về quản lý môi trường nước để cải thiện môi trường vệ sinh và bảo tồn chức năng làm sạch tự nhiên của toàn bộ lưu vực sông Mak Hiao. Dự án này còn nghiên cứu đến việc bồi dưỡng kiến thức và chuyển giao công nghệ trong việc xây dựng  kế hoạch quản lý môi trường nước cho các đối tác Lào. Dự án này đã kết hợp với BORDA-LIRE để xây dựng trạm XLNT sinh hoạt thí điểm 2 nơi nằm trong lưu vực thoát nước Hòng Xeng như ở khu dân cư Bản Thông Khăn Khăm và ở Trường cấp 1 Bản Khua Luang. Ngoài ra dự án này còn phát triển được 9 bộ tài liệu và sổ tay liên quan đến việc cải thiện môi trường nước như: 1). Chiến lược quản lý nước thải cho TĐVC; 2). Nghiên cứu khả thi sơ bộ về quản lý nước thải cho TĐVC; 3). Tiêu chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn về XLNT tại chỗ; 4). Các tiêu chuẩn thiết kế và hướng dẫn để lắp đặt và bảo trì thích hợp cho các thiết bị XLNT phân tán; 5). Hướng dẫn kiểm tra nước thải ô nhiễm từ các nhà máy công nghiệp chế biến ở TĐVC; 6). Sổ tay hướng dẫn thực hành tốt phòng thí nghiệm (GLP); 7). Công cụ giáo dục cho giáo dục môi trường; 8). Báo cáo giám sát chất lượng nước; 9). Cập nhật sách giáo khoa về "Thế giới xung quanh chúng ta” chỉ dành cho giáo dục môi trường [7].

 Dự án tính khả thi về TN và XLNT của Hungary năm 2019: 

Hiện nay TĐVC đang tiếp tục nghiên tính khả thi để xây dựng HTTN và XLNT tập trung bằng vốn vay không lãi suất của chính phủ Hungary. Giai đoạn I dự án này đã ưu tiên thu gom nước thải ở lưu vực thoát nước của kênh Hòng Ke. Trạm XLNT tập trung dự kiến sẽ xây dựng ở đầu nguồn sông Mak-Hiao có tổng công suất ban đầu là 26.000m3/Ng.đ và ứng dụng công nghệ MBBR [8].  Để đảm bảo nguồn kinh phí vận hành HTTN và XLNT TĐVC đã trích một phần kinh phí của vốn vay đi xây dựng nhà máy XLNC Đông Băng với công xuất 24.000m3/ng.đ. Sau khi xây dựng HTTN & XLNT xong dự án sẽ xây dựng nhà máy sản xuất phân vi sinh từ bùn cặn của TXLNT này. Từ đó thành phố có thể chủ động nguồn kinh phí để quản lý vận hành HTTN & XLNT này từ 3 nguồn thu như: 1). Bán nước sạch 24.000m3/ng.đ; 2). Bán phân vi sinh và 3). Phí nước thải. Dự án này còn nghiên cứu thiết lập ủy ban xây dựng thể chế và mô hình quản lý về TN & XLNT để đảm bảo đủ công cụ để quản lý vận hành hệ thống sau này. 

 Tổng hợp các dự án và Luật, thể chế về TN & XLNT ở TĐVC từ năm 1990-2020:

nghien-cuu-hien-trang-thoat-nuoc-thu-do-vieng-chan-chdcnd-lao-4

 Đơn vị quản lý HTTN & XLNT của TĐVC: 

Đơn vị quản lý HTTN trong khu đô thị lõi như 4 huyện trung tâm TĐVC là do Cơ quan Quản lý Phát triển Đô thị Viêng Chăn (VUDAA) còn khu vực khác như khu ven đô và ngoại ô thuộc sự quản lý của Sở Nông Lâm Nghiệp TĐVC. Vai trò nhiệm vụ của VUDAA chỉ hạn chế trong phạm vi quản lý hành chính, vệ sinh, cắt cỏ, nạo vết và thông tắc cống và kênh mà chưa quan tâm đến việc quản lý giám sát chất lượng nước thải trong thành phố. Hiên nay VUDAA không có bất kỳ máy móc và thiết bị nào để thực hiện nhiệm vụ bảo trì, nạo vét, sửa chữa và thông tắc hệ thống thoát nước. Hàng năm họ ký hợp đồng hợp tác với các công ty tư nhân để thực hiện bảo dưỡng bảo trì HTTN theo sự bổ nhiệm đặc biệt của Bộ Tài chính. VUDAA có kế hoạch bảo trì hệ thống kênh thoát nước thành phố một năm hai lần, nhưng do thiếu kinh phí họ chỉ thực hiện được mỗi năm một lần cho một số điểm nóng.[8], [11].

3.2.Kết quả khảo sát thực địa:

 Hướng thoát nước và lưu vực thoát nước: 

TĐVC nằm trong vùng có nguy cơ bị ngập lụt khá cao vì có địa hình tương đối bằng phẳng và có lượng nước mưa trung bình hàng năm cao từ 1.650-1.700mm [1], [8]. Hướng TN tự nhiên bắt đầu từ phía Tây sang phía Đông, tức là bắt đầu từ bờ sông Mê Kông dốc thoải vào hệ thống đầm That-Luang. Cốt mặt đất tự nhiên ở khu trung tâm khoảng +168 đến +172, còn cốt của các kênh thoát nước khoảng +166. Cốt của đầm That-Luang, đầm Viêng Chaleun, đầm Na-Hay, đầm Na khoay và sông Mak-Hiao là +165, +163 và + 160. Nhìn chung cốt nền tự nhiên của khu trung tâm thành phố so với các kênh, đầm và sông không chênh nhau nhiều nhưng vẫn có thể kết nối nhau để tạo thành HTTN tự nhiên cho thành phố. 

nghien-cuu-hien-trang-thoat-nuoc-thu-do-vieng-chan-chdcnd-lao-5
Hình 5: Bản đồ lưu vực thoát nước và hướng thoát nước của TĐVC [6]
(a)- Lưu vực thoát nước TĐVC khi đầm That Luang chưa bị san lấp; 
(b) Lưu vực thoát nước TĐVC khi đầm That Luang đã san lấp và thay bằng kênh đào

TN của TĐVC nằm trong lưu vực TN của Sông Mak-Hiao và được chia thành 2 lưu vực chính như vùng thượng lưu là lưu vực Mak-Hiao-1 (MH1) và vùng hạ lưu là lưu vực Mak-Hiao-2 (MH 2). Lưu vực MH1 chiếm toàn bộ khu trung tâm thành phố, một phần ven đô và ngoại ô. Còn lưu vực MH2 chiếm phần lớn diện tích đất nông nghiệp, khu công nghiệp, ven đô, ngoại ô. Cho nên lưu vực nghiên cứu được chọn là lưu vực MH1 [6]. 

Ở đoạn hạ lưu của sông Mak Hiao có hai cửa TN ở cửa sông Mê Kông. Các cửa xả này thuộc sự quản lý của Sở Nông Lâm nghiệp TĐVC. Vào mùa mưa, cổng thượng nguồn được mở để TN lũ của sông Mak Hiao vào sông Mê Kông. Nếu mực nước của sông Mê Kông dâng lên cao hơn mực nước của sông Mak Hiao, cửa hạ lưu được đóng lại để ngăn chặn nước chảy ngược vào từ sông Mê Kông. Vào mùa khô để dự trữ lượng nước ở sông Mak Hiao hai cửa xả này sẽ được đóng lại.

 Hệ thống thoát nước đô thị: 

Nước thải sinh hoạt từ hộ gia đình, trường học, trung tâm thương mại, bệnh viện được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại, sau đó xả ra cống TN ngoài nhà. NT cùng với nước mưa trong cụm dân cư được vận chuyển qua hệ thống kênh mương như: Hòng Nong Ping; Hòng Wattay; Hòng Pasak; Hòng Thồng Sangnang; Hòng Kaikeo; Hòng Thong; Hòng Khuakhao; Hòng Uay Luay; Hòng Phonthanh; Hòng Phonpapao; Hòng Souan Mon; Hòng Nonghay để xả vào 2 kênh TN chính như kênh Hòng Xeng và Hòng Ke. Sau đó đổ và tới đầm That Luang, đầm Na Hay, đầm Nakhoay và sông Mak Hiao. NT đô thị được làm sạch tự nhiên qua các hệ thống kênh, đầm và sông dài hơn 50 Km trước khi xả vào nguồn tiếp nhận của sông Mê Kông ở phía Nam của TĐVC. Các thông số về hệ thống kênh và đầm ở TĐVC được thống kê ở các Bảng 1 và Bảng 2 dưới đây.

nghien-cuu-hien-trang-thoat-nuoc-thu-do-vieng-chan-chdcnd-lao-6

 Dòng chảy ở các kênh thoát nước thành phố:

Lưu lượng dòng chảy mùa mưa và mùa khô ở các điểm điển hình của các kênh TN thành phố như điểm SP1, SP2, SP3, SP4, SP5 và SP6 đã được thống kê và thể hiện ở trong Bảng 3. Trong năm 2009 tỷ lệ dòng chảy giữa mùa mưa và mùa khô tại điểm kiểm soát cao gấp 7,43; 5,58; 3,9; 3,12; 6,73 và 7,60 lần. Mùa khô dòng chảy rất ít, một số mặt cắt kênh có độ sâu dưới 10 cm. Có nhiều đoạn kênh TN và ao hồ không quản lý tốt, không được bảo trì, nạo vét định kỳ dẫn đến tình trạng kênh bị nông cạn, bị lấn chiếm, bị san lấp làm giảm khả năng thoát nước và gây úng ngập vì không thoát nước kịp vào mùa mưa. Các tình trạng nước úng ngập được thể hiện trong Hình 6.  

nghien-cuu-hien-trang-thoat-nuoc-thu-do-vieng-chan-chdcnd-lao-8

nghien-cuu-hien-trang-thoat-nuoc-thu-do-vieng-chan-chdcnd-lao-9
Hình 6. Tình trạng nước mưa úng ngập do không thoát kịp ở Thủ đô Viêng Chăn
(a)và (b)Tình trạng ngập lụt ở trong thành phố; (c) Tình trạng úng ngập ở ven đô & ngoại ô

 Khả năng cấp nước sạch ở TĐVC: 

Qua khảo sát Công ty Cấp nước của TĐVC (NPNL) cho thấy rằng thực trạng cấp nước của thành phố gồm có 18 trạm bơm cấp nước sạch với tổng công suất cấp nước năm 2020 là 326.320 m3/ng.đ, trong đó có 8 trạm bơm cấp nước lớn cung cấp nước cho khu vực nội thành với tổng công suất là 324.000 m3/ng.đ và 10 trạm bơm cấp nước nhỏ phân tán ở ngoại thành với tổng công suất là 2.320 m3/ng.đ. Hệ thống mạng lưới cấp nước (MLCN) thành phố gồm có 10 đài nước kích thước lớn cấp nước cho nội thành với tổng công suất là 12.560 m3 và 13 đài nước nhỏ ở ven đô và ngoại ô với tổng công suất là 4.350 m3. 

Tổng chiều dài đường ống cấp là 2.404.324 m và số lượng đồng hồ đo nước là 131.852 bộ. Theo báo cáo năm 2020 công ty cấp nước có thể cấp nước đến 93.348.764 m3 cho 606.036 người chiếm 75% của tổng dân số ở khu diện tích phục vụ hoặc 70% so với tổng dân số của TĐVC. Tuy nhiên con số này vẫn chưa đạt được mục tiêu đặt ra của thành phố và tỷ lệ thất thoát nước vẫn còn khá cao chiếm đến 33,24%. Số lần đi xử lý sự cố, sửa chữa đường ống vỡ và rò rỉ là 10.823 lần/năm. Nếu lượng nước thải phát sinh được tính bằng 80% lượng nước cấp thì số lượng nước thải phát sinh hàng ngày ở trong khu vực nội thành là 261.056 m3/ng.đ. Trong tương lai gần, NPNL có kế hoạch đầu tư xây dựng trạm XLNC Chinaimo 2 với tổng công suất là 80.000 m3/ng.đ, dự kiến sẽ xây dựng xong vào năm 2025, số lượng nước thải có thể tăng lên tới 325.056 m3/ng.đ. [13].

 Kết quả khảo sát hộ gia đình, khách sạn, trường học và công sở:

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng 130 biểu mẫu để thực hiện khảo sát ở 4 quận trung tâm của TĐVC năm 2015, trong đó có 100 biểu mẫu được phát cho hộ gia đình, 10 biểu mẫu phát cho khách sạn, 10 mẫu cho trường học và 10 mẫu phát đi cho khu vực công sở. Kết quả khảo sát cho thấy rằng trong 100 hộ gia đình mỗi gia đình có số lượng thành viên trung bình là 6,6 người, số lượng nước tiêu thụ trung bình là 1,30 m3/ng.đ, lượng phát sinh NT trung bình là 1,04 m3/ngày đêm. Trong đó 69% hộ gia đình sử dụng BTH xây bằng gạch hoặc bê tông cốt thép (BTCT), 26% sử dụng hố thấm bằng cống bê tông và 5% sử dụng bể lắng bằng nhựa đúc sẵn để XLNT. 

Trong 10 khách sạn từ cấp nhà nghỉ bình dân đến khách sạn cấp 3 sao, số phòng từ 80 đến 130 phòng cho thấy rằng tỷ lệ dùng nước trung bình là khoảng 10,5 m3/ng.đ (tỷ lệ sử dụng phòng là 50%), lượng nước thải phát sinh 8,4 m3/ng.đ. 60% khách sạn sử dụng BTH bằng BTCT nhiều ngăn và 40% sử dụng bể nhựa composite đúc sẵn. Trong 10 trường học từ cấp Trung học, Cao đẳng và Đại học với số lượng học viên và giáo viên từ 300 đến 500 người cho thấy rằng lượng nước tiêu thụ trung bình trong ngày là 44,24 m3/ng.đ, lượng nước thải phát sinh là 35,39 m3/ng và 100% sử dụng BTH xây bằng gạch để XLNT. Trong 10 công sở có nhân sự từ 100 đến 200 người cho thấy rằng lượng nước tiêu thụ trung bình trong ngày là 13,76 m3/ng.đ, lượng nước thải phát sinh là 11,09 m3/ng và 100% sử dụng BTH xây bằng gạch hoặc BTCT. 

Phí hút BTH được tính theo số ngăn của bể hoặc tính theo số đoạn cống bê tông nối nhau (đối với bể tự thấm) hoặc tính theo thể tích của xe. Mỗi lần hút khoản 400.000 LAK đến 1.200.000 LAK hoặc tương đương với 43,91 – 131,72 USD môt chuyến xe có thể tích từ 3-15 m3. Hiện nay nước thải kết hợp với  bùn cặn BTH được mang đi XL ở TXL bùn ở Ban Nahay cách trung tâm khoảng 22 Km.

 Kết quả khảo sát bệnh viện: 

nghien-cuu-hien-trang-thoat-nuoc-thu-do-vieng-chan-chdcnd-lao-10
Hình 7. Hệ thống trạm xử lý nước thải của bệnh viện Mahosod
(a)Trạm XLNT từ phòng mổ (không hoạt động); (b) & (c) Trạm XLNT chung của bệnh viện.

Ở Thủ đô Viêng Chăn có 6 bệnh viện cấp trung ương, 8 bện viên cấp huyện, 7 bệnh viện tư nhân và rất nhiều phòng khám và các cơ sở y tế khác. Phần lớn nước thải từ cơ sở y tế và bệnh viện được thu gom và trộn lẫn cùng nước thải sinh hoạt, sau đó xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại hoặc công nghệ AS truyền thống mà không có biện pháp tiền xử lý khác. Một số bệnh viện cấp Trung ương như bệnh viện Mahosod, Midtaphap 150 giường, Settha và bệnh viện 103 đã có hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ AS truyền thống, nhưng các trạm xử lý nói trên đều không được bảo dưỡng bảo trì định kỳ vì thiếu nhân sự có chuyên môn và thiếu kinh phí dẫn đến HT XLNT không hoạt động đúng chức năng và không kiểm soát được chất lượng nước thải sau xử lý. Ngoài ra, hệ thống ống thu gom nước thải nội bộ và trạm bơm hay bị tắc do vải, túi ni lông, băng vệ sinh và rác thải khác làm mất rất nhiều công sức để thông tắc và khắc phục sự cố hàng ngày.   

3.3.Kết quả phân tích chất lượng nước thải: 

Kết quả phân tích chất lượng nước thải ở các kênh thoát nước của TĐVC được thể hiện ở Bảng 4. Các chỉ tiêu chính như BOD, COD, TSS, TN, TP đều thấp so với tiêu chuẩn bởi vì các mẫu nước thải này được lấy vào tháng sáu nằm trong thời gian mùa mưa của Lào. Nước thải chảy vào kênh bị pha loãng đi rất nhiều bởi lưu lượng nước mưa lớn, bị hấp thụ và phân hủy dọc theo chiều dài kênh. Tuy nhiên chính do quá trình tự làm sạch diễn ra ngay trong các con kênh nội bộ của Thủ đô đã phát sinh ra các khí độc và bốc mùi hôi thối. Độ đục, màu của nước thải, rác thải, cặn lắng trôi nổi rất nhiều trên kênh khiến cho công tác bảo trì bảo dưỡng, nạo vét kênh mương gặp nhiều khó khăn. Quá trình tự làm sạch của nguồn tiếp nhận không thể làm giảm được chỉ tiêu Tổng Coliform. Tổng Coliform  có giá trị từ 460.000 - 790.000 [MPN/100mL] lớn hơn từ 92-158 lần so với tiêu chuẩn cho phép là 5.000 [MPN/100mL], chỉ tiêu này cũng chi thấy mối nguy hiểm tiềm tàng của sự truyền nhiễm dịch bệnh cho con người, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân trong Thủ đô  [14], [15]. 

nghien-cuu-hien-trang-thoat-nuoc-thu-do-vieng-chan-chdcnd-lao-11
Hình 8. Thực trạng các kênh thoát nước chính ở Thủ đô Viêng Chăn
(a) Hòng Ke-Sisangvon; (b) Hòng Wattay-Nong Buathong; (c) Hòng Pa Sak-Đông Palea 

nghien-cuu-hien-trang-thoat-nuoc-thu-do-vieng-chan-chdcnd-lao-12

3.4.Nhận xét và thảo luận:

 Các dự án quy hoạch thoát nước đã thực hiện:  Công tác quy hoạch tổng thể, thực hiện các quy hoạch, quản lý và bảo vệ môi trường nước của TĐVC đã thực hiện chưa được tốt không giữ được HTTN tư nhiên, nhiều nhiều kênh thoát nước, ao hồ bị lẫn chiếm và san lấp thành đất xây dựng. Công tác quy hoạch xây dựng hệ thống đường, kênh thủy lợi và san lấp mặt bằng không quy hoạch làm thay đổi hướng thoát nước ban đầu. Việc tổ thoát nước tổng thể cả thành phố không có đơn vị nào phụ trách. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, lương nước thải đô thị khổng lồ (271.260 m3/Ng.đ.) phát sinh hàng ngày không qua xử lý. Tình trạng ngập lụt vẫn diễn ra liên tục trong mùa mưa. Các yếu tố tiêu cực này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của người dân, cảnh quan đô thị và thu hút đầu tư trong và ngoài nước. 

 Hệ thống ao hồ và kênh mương bị lẫn chiếm: TĐVC đã trải nghiệm nhiều giai đoạn quy hoạch tổng thể, quy hoạch thoát nước mưa và cải thiện môi trường nước. Giai đoạn đầu đạt được kết quả khá tốt đã cải tạo được 14 hệ thống kênh thoát nước có tổng chiều dài là 43,714 Km và 16 hệ thống ao hồ với tổng diện tích là 1.107,98 ha và xây dựng được VUDAA để quản lý hệ thống này. Tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm, thiếu mô hình quản lý và luật chưa chặt chẽ cho đến nay rất nhiều hệ thống kênh mương và ao hồ nói trên đã bị lấn chiếm và bị san lấp hoặc kênh mương bị thay thế bằng cống có khả năng thoát nước nhỏ hơn rất nhiều. Các ao hồ vốn là nơi tiếp nhận nước mưa và nơi XLNT tự nhiên cho thành phố đã bị chuyển đổi thành đất xây dựng. Cho đến nay đầm That Luang ban đầu có diện tích 579 ha, hiện nay đã bị san lấp và thay bằng kênh đào rộng 50m và sâu 2m. Đầm Nóng Chăn có diện tích khoảng 30ha bây giờ đã bị san lấp xây dựng Trung tâm thương mại bây giờ còn khoảng 8,7 ha, tình trạng này vẫn diễn ra liên tục cho tới hiện tại. 

 Lưu lượng nước thải sinh hoạt trong TĐVC: Căn cứ số liệu của Công ty Cấp nước TĐVC (NPNL) năm 2020 công suất cấp nước tối đa là 326.320 m3/Ng.đ và tỷ lệ thất thoát là 33,24%. Đến năm 2025 dự án xây dựng trạm xử lý nước cấp Chinaimo giai đoạn II với công suất là 80.000 m3/ng.đ sẽ hoàn thành thì TĐVC sẽ có tổng công suất cấp nước là 406.320 m3/ng.đ, số lượng nước thải phát sinh nếu trừ tỷ lệ thất thoát 33,24% thì sẽ có 271.260 m3/Ng.đ. Đây là số lượng nước thải khổng lồ cần phải có biện pháp thích hợp để quản lý và giải quyết kịp thời trước khi môi trường nước trong thành phố bị ô nhiễm nặng nề.  

 Chất lượng nước thải ở TĐVC: Các kênh thoát nước không được bảo dưỡng, bảo trì  và nạo vét định kỳ, chúng luôn ở trong tình trạng bị tích tụ bùn cặn, mặt kênh bị phủ đầy bằng thảm thực vật hoặc bị đầy rác thải của khu dân cư. Nước thải hoặc nước đen từ nhà vệ sinh được xử lý bằng BTH rồi xả trực tiếp vào kênh. Nước thải từ nhà bếp của hộ gia đình và nhà hàng khách sạn không được tách mỡ, không qua xử lý mà xả trực tiếp vào kênh thoát nước thành phố. Tình trạng ô nhiễm này vẫn đang tăng dần đều theo mức độ phát triển của dân số. 

 Bể tự hoại truyền thống để XLNT sinh hoạt ở TĐVC: Mặc dù đại đa số nước thải sinh hoạt ở TĐVC được XLNT bằng BTH truyền thống hoặc bể composite đúc sẵn. Nhưng gần 90% hộ gia đình và đối tượng phòng vẫn hiểu rằng BTH chỉ dùng để XL nước đen từ nhà vệ sinh, còn nước đen từ nhà bếp không cần phải XL có thể xả ra bên ngoài hoặc cho thấm xuống đất. Theo kết quả phỏng vấn hầu hết các BTH không có lịch bảo dưỡng hoặc hút bùn định kỳ, có thể 2-5 năm hút một lần hoặc hút lúc BTH đầy hoặc khi bốc mùi mạnh. BTH phổ biến nhất vẫn là BTH truyền thống do Sở Giao thông Công chính và Vận tải TĐVC (DPWT) khuyến cáo sử dụng lúc xin phép xây dựng tòa nhà ban đầu. Còn các tiêu chuẩn kỹ thuật BTH và thành phần tính chất NT đầu vào chưa có đơn vị nào kiểm định. Hiện nay chưa có đơn vị nào quản lý giám sát tiêu chuẩn chất lượng NT sau XL qua các BTH này. 

 Tình trạng ngập lụt và ô nhiễm môi trường: TĐVC là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của cả nước, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh nhất trong giai đoạn năm 2010 cho đến nay. Các dự án chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất xây dựng, dự án phân lô bán nền, các công trình xây dựng đường xá, nhà cửa, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện, sân gôn và khu công nghiệp được xây dựng lên hàng loạt và quy hoạch phát triển đô thị tổng thể của thành phố không theo kịp, các nhà đầu tư chỉ tập trung phát triển cục bộ mà không đóng góp cho việc phát triển hạ tầng kỹ thuật tổng thể chung của thành phố. Tình trạng này ngày càng làm gia tăng áp lực ô nhiễm môi trường đô thị như cấp nước, thoát nước. chất thải rắn và úng ngập và ách tắc giao thông xảy ra liên tục.  

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 

Nghiên cứu đã cho thấy TĐVC đang trong quá trình phát triển rất nhanh chóng, kéo theo những bất cập về hạ tầng kỹ thuật, những thách thức về ô nhiễm môi trường nước, và quy hoạch không được tuân thủ, trở nên lạc hậu. Cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch, định hướng phát triển hệ thống TN & XLNT đồng bộ, một chiến lược vệ sinh thống nhất, lựa chọn công nghệ TN&XLNT phù hợp, phân đoạn đầu tư, xây dựng mô hình quản lý phù hợp với điều kiện của TĐVC, đón trước những phát triển trong tương lai. Nhà nước cũng như chính quyền TĐVC cần xây dựng và ban hành quy định về đấu nối, xử lý và xả nước thải, các thể chế về TN&XLNT theo hướng chặt dần cho phù hợp với mức độ ô nhiễm, theo điều kiện kinh tế và xã hội của TĐVC. Cần phải chủ động huy động nguồn lực toàn dân, các nguồn kinh phí phát triển, đồng thời quảng bá cho toàn dân biết được tác hại của ô nhiễm môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện kỹ thuật hạ tầng trong thành phố. Bước tiếp theo của nghiên cứu là đề xuấ điều chỉnh quy hoạch TN&XLNT, thử nghiệm các giải pháp kỹ thuật phù hợp cho TN&XLNT cho TĐVC.  

5.  TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1]  Lao Statistic Bureau; 2020; Statistical Yearbook 2020; https://www.lsb.gov.la

[2]  JICA and MPWT Lao; 2011; The project for Urban Development Master Plan study in Vientiane Capital, a final report.

[3]  JICA and Lao PDR; 1990; Feasibility Study of Drainage System in Vientiane, Vol.III.

[4]  DANIDA Natural Resource and Environment Program, DANIDA, Vientiane.; 1998; Environmental Problems of the Energy Sector, Presentation to 

[5] B. Keosithamma; 2004; Urban Environmental Sanitation Improvements in Vientiane at the 30th WEDC Internation Conference, Vientiane Lao PDR: People – center approaches to water and environmental sanitation. 

[6]  JICA and MPWT Lao; 2011; The study on improvement of water environment in  Vientiane Capital, a final report

[7]  JICA and Lao PDR; 2017; The Project for Urban Water Environment Improvement in Vientiane Capital, Project completion report

[8]  Hungarian Water Lao Project Consortium; 2020; WWTP and Canalizatiom - Feasibility Study for Vientiane Capital for water treatment project WWTP & WTP, Rev 6.

[9]Thư viện luật Quốc hội, CHDCND Lào; 2021; website: http://www.na.gov.la/index.php?r=site/detailcontent&id=43&left=89

[10]  Lao Statistic Bureau; 2015; District Population Projections 2015-2030

[11]  Vientiane DPWT, Lao PDR; 2013; The Feasibility Study of the Vientiane lay out Drainage Pipe & Wasstewater Treatment Plant.

[12] JICA, DONRE, DPWT; 2016; Water Quality Monitoring Report for Public Water Body in Vientiane Capital, Lao PDR.

[13]Nampapa Nakhone Luang; 2020; Annual report

[14]Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào; 2017; Tiêu chuẩn Môi trường Quốc gia Lào.

[15]Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam; 2008; Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Nước thải sinh hoạt.
-------------------------


NCS. THS. LANGKONE XAIGNAVONG(1), GS. TS. NGUYỄN VIỆT ANH(2), KS. NGUYỄN TIẾN QUÂN(2),  KS. ĐỒNG KHẮC VIỆT(2)

(1) Khoa Kỹ thuật môi trường, ĐHQG Lào, NCS Bộ môn Cấp thoát nước, Trường Đại học Xây dựng; (2) Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Xây dựng.

Tags Thủ đô Viêng Chăn (TĐVC) CHDCND Lào hiện trạng thoát nước thủ đô Viêng Chăn nước thải

Các tin khác

Bùn biogas giàu dinh dưỡng, có thể sử dụng làm phân bón nếu giải quyết được các hạn chế như pH cao, lượng nước lớn, chứa N dễ bay hơi, dễ thất thoát ra môi trường và chứa vi sinh gây bệnh.

Nhóm sinh viên từ Đại học Quốc gia TP.HCM đã thành công trong việc chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng, một phát minh có thể hỗ trợ hiệu quả trong y học cổ truyền.

Để đối phó với nguy cơ lũ và ngập lụt tại các khu vực tập trung đông dân cư ở vùng miền núi Bắc Bộ, TS Lê Viết Sơn cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Quy hoạch thủy lợi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá rủi ro lũ, ngập lụt và đề xuất các giải pháp phòng tránh, thích ứng cho các khu vực tập trung đông dân cư, đô thị vùng miền núi Bắc Bộ”.

Rác thải từ nông nghiệp đang gây ra ô nhiễm trầm trọng cho nguồn nước và bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường không khí. Do đó, sản xuất vật liệu xây dựng từ phế thải là một trong những giải pháp hữu hiệu để thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục