Bài báo khoa học đăng trên trên New England Journal of Medicine gần đây cũng chứng minh rằng vắc xin có khả năng bảo vệ mạnh mẽ chống lại nhiễm trùng, một yếu tố quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây truyền vi rút sau này.
Ben Neuman, một nhà virus học không tham gia vào nghiên cứu, đến từ Trường Đại học Texas A&M, cho biết: "Vắc-xin hoạt động rất tốt trong thực tiễn thực sự cho thấy rằng nếu các quốc gia trên thế giới cùng nỗ lực thì chúng ta sẽ đạt được ý muốn, và hiện giờ chúng ta đã có công cụ để có thể chấm dứt dịch bệnh COVID-19 mãi mãi”.
Thử nghiệm được thực hiện từ ngày 20 tháng 12 năm 2020 đến ngày 1 tháng 2 năm 2021 - khoảng thời gian xuất hiện biến thể vi rút mới, lần đầu tiên được xác định ở Anh và nó đã lây lan sang Israel và nhờ đó cho thấy hiệu suất của vắc-xin trở nên ấn tượng hơn.
Khoảng 1,2 triệu người được chia đều nhau thành các nhóm đã tiêm chủng và chưa tiêm chủng. Mỗi một người tham gia tiêm chủng được ghép với một người "đối chứng" chưa tiêm chủng có cùng độ tuổi, giới tính, khu vực địa lý, tình trạng y tế và các đặc điểm khác.
Noam Barda, tác giả chính của nghiên cứu, người đứng đầu dịch tễ học và nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Clalit, nói với AFP rằng quá trình so khớp chuẩn xác cao.
Ví dụ, một người đàn ông Do thái chính thống cực đoan sống ở trong một khu phố cụ thể với một danh sách cụ thể các bệnh đi kèm và có tiền sử tiêm phòng cúm sẽ được so khớp với một người khác phù hợp với hồ sơ của ông này.
Các nhà nghiên cứu sau đó ghi nhận chính xác kết quả ở ngày thứ 14-20 sau khi tiêm liều vắc xin đầu tiên trong hai liều và ngày thứ 7 trở lên sau liều tiêm thứ hai.
Hiệu quả chống lại các nhiễm trùng có triệu chứng ở bênh nhân mắc Covid 19 đạt 57% trong khoảng từ 14-20 ngày sau liều vắc xin đầu tiên, nhưng đã tăng lên 94% sau liều thứ hai - suýt soát 95% trong các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Những người được tiêm liều thứ hai cũng được bảo vệ cao, khỏi nhập viện và tử vong tuy nhiên con số chính xác ở đây ít có ý nghĩa và phạm vi thống kê rộng vì số ca tương đối thấp hơn.
Nghiên cứu cũng cho thấy những người được tiêm liều thứ hai có nguy cơ bị nhiễm trùng bất kỳ dạng nào giảm hơn 92% so với những người không được tiêm vắc xin.
Trong khi phát hiện này được coi là đáng khích lệ, các nhà nghiên cứu và các chuyên gia bên ngoài cho biết nghiên cứu cần có thêm bằng chứng xác nhận bởi vì những người tham gia nghiên cứu không được kiểm tra một cách có hệ thống trong các khoảng thời gian thường xuyên. Các tác giả đã cố gắng hiệu chỉnh vấn đề này bằng các phương pháp thống kê tuy nhiên kết quả chưa được hoàn thành.
"Trừ khi chúng ta thực hiện thử nghiệm vắc xin cho tất cả mọi người, nếu không sẽ bỏ sót một số bệnh nhiễm trùng. Tôi chắc chắn vắc xin có lợi ích bảo vệ mạnh mẽ, tuy nhiên để biết chính xác hiệu quả của nó cần phải thiết kế các nghiên cứu chuyên biệt với thử nghiệm thường xuyên”, Natalie Dean, nhà thống kê sinh học tại Trường Đại học Florida, cho biết.
Theo vista.gov.vn