Độ ẩm là ác mộng với “Tiếng thét”

  • Cập nhật: Thứ bảy, 30/1/2021 | 9:02:25 AM

QLMT - Hơi nước trong không khí chứ không phải ánh sáng đã làm cho các màu vàng trong kiệt tác của Edvard Munch bị rã ra.

Do-am-la-ac-mong-voi-

Những màu sắc sống động của "Tiếng thét”, một trong những bức họa nổi tiếng bậc nhất của Edvard Munch bị nhạt dần trong hơn một thế kỷ, từ lúc nó ra đời và các nhà nghiên cứu hiểu tại sao.

"Probing the chemistry of CdS paints in The Scream by in situ noninvasive spectroscopies and synchrotron radiation x-ray techniques” (Chứng minh hóa học của các màu vẽ chứa CdS trong ‘Tiếng thét’ bằng các kỹ thuật quang phổ không xâm lấn và tia X bức xạ trên máy gia tốc synchrotron), một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Science Advance đề xuất độ ẩm đã tác động lớn vào màu vàng chứa cadmium đã được sử dụng trong phiên bản "Tiếng thét” vẽ năm 1910 (Bức họa này được treo tại Bảo tàng Munch ở Oslo, trước từng bị đánh cắp vào năm 2004 và hai năm sau mới được trả lại về vị trí cũ). Các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng là màu vẽ từng được họa sĩ Nauy dùng để tạo ra nhân vật trung tâm, cảnh mặt trời lặn chứa đựng đầy cảm xúc và cảnh vịnh hẹp phía sau trong bức "Tiếng thét” đã bị nhạt màu do độ ẩm, ngay cả màu đen. Điều đó chỉ dấu là ánh sáng không phải là yếu tố chính làm giảm độ sáng của màu sắc.

"Bảo tàng đang xem xét liệu có áp dụng những đề xuất từ nghiên cứu này vào việc bảo quản và trưng bày bức họa trong tương lai không,” nhà bảo tồn tranh của Bảo tàng Munch Eva Storevik Tveit và nhà khoa học bảo tồn Irina Sandu nói trên CNN qua e-mail. "Vì bức vẽ này là một trong những bức vẽ nổi tiếng nhất và cũng là tác phẩm mỏng manh, nhạy cảm nhất trong bộ sưu tập của chúng tôi, do đó một chiến lược bảo tồn nghệ thuật trên cơ sở khoa học là cơ bản”.

Cho nghiên cứu này, các nhà bảo tồn đã dành nhiều thời gian phục hồi bức họa tại khu vực lưu trữ, nơi môi trường được sắp đặt ở điều kiện ánh sáng thấp và nhiệt độ ở mức khoảng 64% độ F.

"Tiếng thét” đã là chủ đề nghiên cứu trong nhiều năm kể từ khi bị trộm. Vào tháng hai năm 2020, New York Times đã đề cập đến một nghiên cứu  do Phòng thí nghiệm Phân tích khoa học trên các tác phẩm nghệ thuật ở thành phố New York, trong đó nêu ra bằng chứng là các màu vàng trên toan vẽ đang bị phân rã thành các tinh thể hóa học màu trắng.

Nhà hóa học Koen Janssens của trường đại học Antwerp và là đồng tác giả nghiên cứu cho Guardian biết, nghiên cứu mới đề xuất giả thiết là Munch đã sử dụng màu chứa nhiều tạp chất nên đây là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tác phẩm. "Kết quả nghiên cứu cho thấy thà là sử dụng cadmium sulfide như ông đã từng làm trước đây, hình như ông sử dụng một phiên bản tệ hơn, không những không sạch mà còn chứa các clorua,” Janssens nhận xét. "Tôi không nghĩ đây là một cách làm có chủ đích của ông ấy – tôi nghĩ ông ấy chỉ mua nguyên liệu không ở mức như mọi lần. Đó là năm 1910 và tại thời điểm ngành công nghiệp hóa học tạo ra các màu hóa học như vậy, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng đạt được mức kiểm soát chất lượng như hiện nay.”


Do-am-la-ac-mong-voi-
Từ trái qua phải, các nhà nghiên cứu Annalisa Chieli (ĐH Perugia, Italy), Letizia Monico (CNR, Italy) và Gert Nuys (ĐH Antwerp) đo đạc các mảnh vi mô màu vàng chứa cadmium của bức họa tại Trung tâm Máy gia tốc châu Âu ở Pháp. Nguồn: ESRF

Trước những năm 1880, các họa sĩ sử dụng các màu được dẫn xuất từ những thành phần tự nhiên. Sự phát triển của việc chế tạo tổng hợp làm tăng thêm độ phong phú và sống động cho dải mau sắc hiện có, cho phép các họa sĩ Ấn tượng và Biểu hiện như Munch hay Vincent van Gogh sáng tạo ra những bức họa với màu sắc đậm hơn, sáng hơn. Tuy nhiên các màu vẽ tổng hợp không được kiểm thử độ bền nên nhiều bức họa vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã thay đổi màu sắc theo thời gian.

Để phân tích các màu vẽ được sử dụng trong phiên bản "Tiếng thét” năm 1910, các nhà nghiên cứu đã trích lấy những mảnh cực nhỏ màu từ những lớp dày phần vẽ bờ vịnh, những màu có thành phần hóa học tương tự màu Munch sử dụng và một mẫu trích từ những ống màu của Munch (Bảo tàng Munch Museum hiện có khoảng 1.400 ống màu do chính họa sĩ sử dụng).

Nhóm nghiên cứu sau đó đã chụp những bức ảnh những mẫu và cho chúng tiếp xúc với những mức độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng khác nhau. Tại độ ẩm 95%, các mẫu bị phân hủy thành màu sáng và tối nhưng ở độ ẩm 45% thì chúng gần như không thay đổi.

Việc được trang bị thêm hiểu biết là độ ẩm - chứ không phải ánh sáng – là căn nguyên dẫn đến những vấn đề với các bức họa, bảo tàng có thể có khả năng tìm được cách trưng bày những tác phẩm nghệ thuật này trong các điều kiện cơ bản bền vững hơn. Tiếng thét sẽ phải được bảo vệ khỏi các vị khách viếng thăm, khi hơi nước từ hơi thở của từng người có thể làm tăng các mức độ ẩm đủ để gây tác động đến bức họa này, Janssens nói với Guardian. Janssens nói: "Họ có thể bàn bạc và ra quyết định cách họ sẽ áp dụng cho trưng bày và bảo vệ nó chống lại các điều kiện môi trường bất lợi. Họ sẽ chuẩn bị các điều kiện với mức độ ẩm thấp hơn. Tiêu chuẩn là độ ẩm 50% và có thể là thấp hơn đó một chút”.

Dẫu cho phát hiện này có thể có những chỉ dấu cho việc bảo tồn các tác phẩm được tạo ra với các màu vẽ chứa cadmium sulfide, nhà hóa học và tác giả đầu Letizia Monico của Hội đồng nghiên cứu quốc gia Ý tại Perugia cảnh báo là mỗi bức họa là độc nhất vô nhị và kế hoạch bảo tồn cần được xác định trên cơ sở từng trường hợp, theo Science News. "Chúng tôi hết sức hi vọng là trong tương lai, chúng tôi sẽ có cơ hội nghiên cứu về nhũng tác phẩm của Munch và những họa sĩ đương thời với ông,” Monico và nhà khoa học di sản Costanza Miliani nói với CNN.


Nguồn: https://www.smithsonianmag.com/smart-news/humidity-screams-nightmare-180974900/

https://edition.cnn.com/style/article/the-scream-painting-preservation-edvard-munch-scn/index.html

https://www.theguardian.com/artanddesign/2020/may/18/human-breath-taking-its-toll-on-munch-the-scream-say-scientists-1910-damaging-humidity-paint


Theo Tô Vân/ Tia Sáng

Tags hơi nước trong không khí kiệt tác của Edvard Munch màu vàng

Các tin khác

Từ thân cây thanh long, một loại thực vật phổ biến của Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại màng mỏng chitosan làm bao bì đóng gói với đặc tính kháng khuẩn vượt trội.

Theo ước tính, tổng trữ lượng carbon hữu cơ của các thảm cỏ biển ở Việt Nam đạt hơn 878 nghìn tấn, tương ứng với khoảng 3,2 triệu tấn CO2 hoặc 3,2 triệu tín chỉ carbon, có giá trị lên tới hơn 64 triệu USD trên thị trường.

Hiện nay, cầu lương thực của cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng ngày càng tăng. Trồng lúa ba vụ/năm đã giúp cho sản lượng lúa tăng lên đến 14-16 tấn/ha/năm, bù đắp được lượng lúa bị giảm do đất trồng lúa bị sử dụng vào mục đích khác (Nguyễn Bảo Vệ, 2010).

Hệ thống xử lý rác thải y tế bằng công nghệ hấp nhiệt ướt có thể đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện tự xử lý hay các mô hình tập trung từ 0,5 - 1 tấn và 2 - 10 tấn/ngày tùy quy mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục