Giới thiệu sách: Xử lý nước thải đô thị

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/1/2021 | 8:41:49 AM

QLMT - Xử Lý Nước Thải Đô Thị - Nxb KHKT ( tác giả: PGS.TS. Trần Đức Hạ). Nội dung chính trong cuốn sách là các vấn đề về số lượng, thành phần các loại nước thải đô thị, lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý và tái sử dụng nước thải, cơ sở lý thuyết và ví dụ tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải đô thị...

gioi-thieu-sach-xu-ly-nuoc-thai-do-thi

Tóm tắt nội dung: 

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước tạo nên một sức ép lớn đối với môi trường. Trong sự phát triển kinh tế xã hội, tốc độ đô thị hoá ngày càng gia tăng. Hiện nay (tính đến năm 2006), cả nước có 722 đô thị từ loại đặc biệt đến loại 5, tổng số dân trên 25 triệu người (bằng 27% dân số cả nước) với tổng lượng nước thải sinh hoạt và sản xuất chưa qua xử lý hoặc xử lý không đạt tiêu chuẩn môi trường là 3.110.000 m3/ngày. Lượng nước thải này được xả trực tiếp vào nguồn nước sông, hồ và biển ven bờ, dẫn đến mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm đang ngày càng trầm trọng. Vì vậy, đứng trước các thách thức đó, chúng ta cần phải có các biện pháp hữu hiệu để xử lý ô nhiễm nước thải, bảo vệ nguồn nước và sức khoẻ của nhân dân. 

Cuốn sách "Xử lý nước thải đô thị” với những nội dung và thông tin mới được cập nhật, phù hợp với yêu cầu đào tạo kỹ sư tư vấn, thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành hệ thống cấp thoát nước và bảo vệ nguồn nước hiện nay. 

Sách gồm có 9 chương và các phụ lục như sau:

Mục Lục:

Lời nói đầu

Danh mục các ký hiệu viết tắt

Chương 1: Nguồn gốc, số lượng và thành phần các loại nước thải đô thị

Nguồn gốc, phân loại và số lượng nước thải

Các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng trong nước thải đô thị

Tính chất của nước thải

Xác định dân số tính toán và nồng độ chất bẩn trong nước thải đô thị

Sử dụng nước thải và bùn cặn trong nước thải

Ví dụ tính toán

Chương 2: Lựa chọn dây chuyền công nghệ và các phương pháp xử lý nước thải và bùn cặn

Cơ sở lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước thải

Các bước và phương pháp xử lý nước thải và bùn cặn trong nước thải

Các sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải

Ví dụ tính toán

Chương 3: Các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học

Song chắn rác

Bể lắng cát

Bể lắng nước thải

Ví dụ tính toán

Chương 4: Xử lý bùn cặn nước thải

Đặc tính của bùn cặn và các phương pháp xử lý bùn cặn

Các công trình lắng đợt một kết hợp lên men bùn cặn

Bể mêtan

Nén bùn cặn

Làm khô bùn cặn

Các ví dụ tính toán

Chương 5: Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên

Các công trình xử lý nước thải trong đất

Hố sinh học

Ví dụ tính toán

Chương 6: Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong các công trình nhân tạo

Cơ chế chuyển hóa sinh học các chất bẩn hữu cơ và các phương pháp xử lý nước thải trong điều kiện nhân tạo

Các công trình xử lý nước thải bằng phương pháp bùn hoạt tính

Các công trình khử các chất dinh dưỡng và ổn định bùn bằng phương pháp hiếu khí kết hợp

Ví dụ tính toán

Chương 7: Khử trùng và xả nước thải ra nguồn

Khử trùng nước thải

Máng trộn, bể tiếp xúc và cống xả nước thải ra nguồn

Ví dụ tính toán

Chương 8: Cấp khí cho các công trình xử lý nước thải

Nhu cầu và phương pháp cung cấp oxy cho các công trình xử lý nước thải

Các phương pháp và thiết bị cung cấp oxy cho công trình XLNT

Các ví dụ tính toán

Chương 9: Các công trình phụ trợ trong trạm xử lý nước thải

Các công trình tiếp nhận, phân phối và đo lưu lượng trong trạm xử lý nước thải

Bể điều hoà nước thải

Mặt bằng tổng thể trạm xử lý nước thải đô thị

Các ví dụ tính toán.


Tags giới thiệu sách xử lý nước thải đô thị PGS.TS. Trần Đức Hạ

Các tin khác

Từ thân cây thanh long, một loại thực vật phổ biến của Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại màng mỏng chitosan làm bao bì đóng gói với đặc tính kháng khuẩn vượt trội.

Theo ước tính, tổng trữ lượng carbon hữu cơ của các thảm cỏ biển ở Việt Nam đạt hơn 878 nghìn tấn, tương ứng với khoảng 3,2 triệu tấn CO2 hoặc 3,2 triệu tín chỉ carbon, có giá trị lên tới hơn 64 triệu USD trên thị trường.

Hiện nay, cầu lương thực của cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng ngày càng tăng. Trồng lúa ba vụ/năm đã giúp cho sản lượng lúa tăng lên đến 14-16 tấn/ha/năm, bù đắp được lượng lúa bị giảm do đất trồng lúa bị sử dụng vào mục đích khác (Nguyễn Bảo Vệ, 2010).

Hệ thống xử lý rác thải y tế bằng công nghệ hấp nhiệt ướt có thể đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện tự xử lý hay các mô hình tập trung từ 0,5 - 1 tấn và 2 - 10 tấn/ngày tùy quy mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục