Đồ điện tử phát bức xạ nhiệt có gây ô nhiễm ô môi trường?

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/1/2021 | 5:48:08 PM

QLMT - Khi sử dụng, đồ điện - điện tử sẽ phát bức xạ nhiệt. Lượng phát thải này có gây ô nhiễm môi trường; sử dụng đồ điện - điện tử như thế nào để tránh bức xạ nhiệt là câu hỏi nhiều người quan tâm.

Chuyện bình thường

TS Nguyễn Phan Kiên, Viện Điện tử Y sinh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, khi sử dụng đồ điện - điện tử thì việc phát bức xạ nhiệt là chuyện bình thường và không thể tránh khỏi. Hiện nay, đa số các đồ điện - điện tử được thiết kế dựa trên các vật liệu linh kiện điện tử dạng bán dẫn. Các linh kiện bán dẫn này thông thường khi hoạt động ở các mức năng lượng khác nhau thì sẽ bức xạ một lượng nhiệt khác nhau, đặc biệt các mạch khuếch đại công suất thì việc bức xạ nhiệt của các linh kiện điện tử tương đối lớn.

Khi bức xạ nhiệt này tạo ra do hoạt động ở công suất lớn thì bản thân thiết bị hoạt động cũng sẽ bị sai hoặc kém chính xác. Do đó, trong các thiết bị điện tử, thường thì phần công suất cần có các tấm tản nhiệt để làm giảm nhiệt độ của các bộ khuếch đại công suất. Tùy thuộc vào mức độ công suất sử dụng cũng như các thiết bị hỗ trợ tản nhiệt thì lượng phát thải nhiệt là tương đối khác nhau.

Các phát thải nhiệt này thường dẫn đến việc là tiêu tốn năng lượng (không tránh khỏi) một phần của thiết bị. Khi thiết kế các thiết bị, thông thường các kỹ sư thiết kế thường có các tiêu chuẩn nhất định trong việc thiết kế tản nhiệt nhằm đảm bảo tuổi thọ cũng như độ chính xác của thiết bị. Tuy nhiên, khi thiết bị sử dụng lâu ngày, nếu không được bảo dưỡng đúng thời điểm, đúng cách thì các thiết bị điện- điện tử thường sẽ có lượng bức xạ nhiệt cao hơn và thường tác động trực tiếp tới các chế độ hoạt động của thiết bị, ví dụ như máy tính cá nhân sẽ nóng hơn, chạy sẽ chậm hơn, thậm chí có thể treo máy hoặc nóng quá thì có hệ thống tự ngắt nguồn không cho chạy. 

Đối với việc gây ô nhiễm không khí thì thực chất các thiết bị điện- điện tử sẽ không gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường mà thông thường các phương pháp tính được tính thông qua lượng CO2 thải ra môi trường tương ứng. Điều này phụ thuộc vào việc chuyển đổi năng lượng điện sang lượng CO2 phát thải vào môi trường tương ứng với các nguồn tạo điện như điện than, thủy điện,…theo quy chuẩn của Quỹ Môi trường toàn cầu. Nếu thiết bị càng cũ, tổn hao nhiệt gây tổn hao điện năng tiêu thụ của thiết bị càng nhiều thì ô nhiễm môi trường càng lớn. Chính vì thế, Việt Nam, dưới sự hỗ trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu đã dừng sản xuất các loại bóng đèn sợi đốt có công suất lớn hơn 100W từ những năm 2012. 

Nhớ vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ

Theo TS Nguyễn Phan Kiên, phát thải nhiệt từ đồ điện – điện tử có thể do công nghệ lạc hậu nhưng cũng có thể  do cách sử dụng của người tiêu dùng. Ví dụ nếu thiết bị được vệ sinh, bảo dưỡng đúng cách thì việc thiết bị chạy tốt, chạy bền sẽ làm giảm lượng điện tiêu thụ cũng như giảm ảnh hưởng tới môi trường. Ngược lại, chúng ta bỏ qua khâu bảo dưỡng, bảo trì, chắc chắn thiết bị sẽ khiến bị tổn hao năng lượng lớn. 

Muốn tránh phát thải nhiệt của đồ điện đầu tiên, người tiêu dùng phải sử dụng các đồ điện một cách chính xác, sử dụng đúng công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng để tránh tổn hao điện năng; ngoài ra thường là nên sử dụng đúng các khuyến cáo của các nhà sản xuất, vệ sinh thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ. Ví dụ như máy điều hòa nhiệt độ nếu không bảo dưỡng và vệ sinh thường xuyên thì hiệu quả làm mát hoặc làm ấm sẽ kém, đồng thời sẽ tốn điện hơn so với việc vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

"Đặc biệt, nếu có điều kiện thì nên sử dụng các thiết bị điện - điện tử tiết kiệm năng lượng với các công nghệ mới nhất vì hiện nay, xu hướng tiết kiệm năng lượng là một xu hướng tất yếu của các sản phẩm điện- điện tử”- TS Nguyễn Phan Kiên.


Theo Hà Lan/ Khoa Học & Đời Sống

Tags đồ điện tử bức xạ nhiệt ô nhiễm môi trường

Các tin khác

Từ thân cây thanh long, một loại thực vật phổ biến của Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại màng mỏng chitosan làm bao bì đóng gói với đặc tính kháng khuẩn vượt trội.

Theo ước tính, tổng trữ lượng carbon hữu cơ của các thảm cỏ biển ở Việt Nam đạt hơn 878 nghìn tấn, tương ứng với khoảng 3,2 triệu tấn CO2 hoặc 3,2 triệu tín chỉ carbon, có giá trị lên tới hơn 64 triệu USD trên thị trường.

Hiện nay, cầu lương thực của cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng ngày càng tăng. Trồng lúa ba vụ/năm đã giúp cho sản lượng lúa tăng lên đến 14-16 tấn/ha/năm, bù đắp được lượng lúa bị giảm do đất trồng lúa bị sử dụng vào mục đích khác (Nguyễn Bảo Vệ, 2010).

Hệ thống xử lý rác thải y tế bằng công nghệ hấp nhiệt ướt có thể đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện tự xử lý hay các mô hình tập trung từ 0,5 - 1 tấn và 2 - 10 tấn/ngày tùy quy mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục